Ibaitap: Qua Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên cùng tổng hợp lại các kiến thức của bài 1 thuộc sách kết nối tri thức khoa học tự nhiên 7 và hướng dẫn lời giải chi tiết bài tập áp dụng.
MỤC LỤC
I. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên
Câu 1: Sắp xếp nội dung các thông tin khi nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên
Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước
Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột): chất nào tan, chất nào không tan trong nước?
Thực hiện các bước thí nghiệm: rót cùng một thể tích nước (khoảng 5ml) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1g mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1-2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận
Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm)
Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm
Lời giải tham khảo:
Nội dung các thông tin khi nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên sắp xếp như sau:
Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.
Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột): chất nào tan, chất nào không tan trong nước?
Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).
Thực hiện các bước thí nghiệm: rót cùng một thể tích nước (khoảng 5ml) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1g mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1-2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.
Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm.
II. Một số kĩ năng tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên
1. Kỹ năng quan sát, phân loại
Câu hỏi 1. Quan sát hình 1.2 và cho biết hiện tượng nào là hiện tượng tự nhiên thường xảy ra trên Trái Đất? Hiện tượng nào là thảm họa thiên nhiên gây ra tác động xấu đến con người và môi trường?
Lời giải tham khảo:
Những hiện tượng tự nhiên nhiên thường xảy ra trên Trái Đất trong hình 1.2 là: c.
Những hiện tượng là thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người và môi trường gồm có: a, b.
Câu hỏi 2. Em hãy tìm hiểu và cho biết cách phòng chống và ứng phó của con người trước thảm họa thiên nhiên ở hình 1.2
Lời giải tham khảo:
Cách phòng chống và ứng phó của con người trước thảm họa thiên nhiên qua hình 1.2 là
Quy hoạch các vùng sản xuất nương rẫy.
Vận động, tuyên truyền đến người dân không đốt phá rừng làm nương rẫy bừa bãi.
Trồng thêm nhiều cây xanh.
Nghiêm cấm các hành vi khai thác, chặt phá rừng trái phép.
Giảm thiểu các loại khí thải độc hại ra môi trường để giảm thiểu tình trạng nóng lên toàn cầu.
2. Kỹ năng liên kết
Câu 1: Hãy kết nối thông tin giữa cột A và cột B tạo thành câu hoàn chỉnh, thể hiện sự liên kết trong tìm hiểu, khám phá tự nhiên
Lời giải tham khảo:
3. Kỹ năng đo
Đo và xác định khối lượng
Chuẩn bị: cân điện tử
Tiến hành: đo khối lượng cuốn sách Khoa học tự nhiên bằng cân điện tử
Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng mẫu và thực hiện yêu cầu sau:
Bảng 1.1. Kết quả đo khối lượng cuốn sách Khoa học tự nhiên 7
Câu 1: Hãy xác định khối lượng của cuốn sách và nhận xét kết quả của các lần đo so với kết quả trinh bình
Lời giải tham khảo:
Học sinh tự tiến hành thực hành đo và ghi kết quả.
4. Kỹ năng dự đoán
Câu 1. Khí carbon dioxide là nguyên nhân chính gây ra sự ấm lên của Trái Đất do hiệu ứng nhà kính. Quan sát Hình 1.3 và cho biết nguyên nhân nào làm phát thải khí nhà kính nhiều nhất. Hãy tìm hiểu và đề xuất biện pháp giảm sự phát thải khí carbon dioxide từ nguồn này.
Lời giải tham khảo:
Nguyên nhân làm phát thải khí nhà kính nhiều nhất là quá trình sản xuất điện và nhiệt.
Một số biện pháp giảm sự phát thải khí carbon dioxide từ quá trình sản xuất điện và nhiệt là:
Tích cực trồng cây tăng diện tích rừng xanh.
Ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tự nhiên từ gió, thủy triều, ánh nắng mặt trời.
Phát triển công nghệ áp dụng vào trong sản xuất nhằm hạn chế những tác động do khí thải và nước thải gây ảnh hưởng đến môi trường.
Câu 2. Tìm hiểu thông tin trên sách, báo, Internet,... về nhiệt độ trung bình toàn cầu của Trái Đất trong khoảng 100 năm qua và suy luận về nhiệt độ của Trái Đất tăng hay giảm trong vòng 10 năm tới.
Lời giải tham khảo:
Qua tìm hiểu các thông tin trên sách, báo, Internet,... ta thấy nhiệt độ trung bình toàn cầu của Trái Đất trong khoảng 100 năm qua đang ngày một tăng lên và nếu chúng ta không có những biện pháp bảo vệ hay hạn chế sự nóng lên vẫn sẽ tiếp diễn vào 10 năm tới gây lên biến đổi khí hậu nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống con người và sinh vật xung quanh.
III. Sử dụng các dụng cụ đo trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7
1. Cổng quang điện (gọi tắt là cổng quang)
2. Đồng hồ đo thời gian hiện số
Câu hỏi 1. Đồng hồ đo thời gian hiện số được điều khiển bởi cổng quang như thế nào?
Lời giải tham khảo:
Đồng hồ đo thời gian hiện số được điều khiển bởi cổng quang thông qua dây cáp nối và dây nối này vừa có tác dụng cung cấp điện cho cổng quang, vừa có tác dụng gửi tín hiệu điện từ cổng quang tới đồng hồ.
Câu hỏi 2. Khi ước lượng thời gian chuyển động của vật lớn hơn 10s, cần lựa chọn thang đo nào của đồng hồ đo thời gian hiện số? Vì sao?
Lời giải tham khảo:
Khi ước lượng thời gian chuyển động của vật lớn hơn 10s, cần lựa chọn thang đo 99,99s – 0,01s để đo vì ở thang đo 99,99s - 0,01s có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp với thời gian vật chuyển động.