Ibaitap: Qua Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật cùng tổng hợp lại các kiến thức của bài 28 thuộc CHỦ ĐỀ 7: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT sách chân trời sáng tạo khoa học tự nhiên 7 và hướng dẫn lời giải chi tiết bài tập áp dụng.
MỤC LỤC
1. VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ THỂ SINH VẬT
Câu hỏi 1. Em hãy cho biết nước có những tính chất gì?
Lời giải tham khảo:
Những tính chất của nước gồm có:
Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định.
Nhiệt độ sôi của nước là 100°C và đông đặc ở 0°C.
Nước là dung môi phân cực có khả năng hòa tan nhiều chất ví dụ như muối, đường,..., nhưng không hoà tan được dầu, mỡ,...
Có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
Nước có khả năng kết hợp với các chất hoá học khác để tạo thành nhiều hợp chất khác nhau.
Câu hỏi 2. Quan sát Hình 28.1, em hãy mô tả cấu trúc của phân tử nước.
Lời giải tham khảo:
Cấu trúc của phân tử nước gồm có: 1 nguyên tử oxygen và 2 nguyên tử hydrogen liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị.
Câu hỏi 3. Em có nhận xét gì về sự phân bố của các electron trong phân tử nước?
Lời giải tham khảo:
Sự phân bố của các electron trong phân tử nước là: đầu oxygen tích điện âm một phần còn đầu hydrogen tích điện dương một phần
Câu hỏi 4. Cho biết tính chất của phân tử nước. Vì sao phân tử nước có tính chất đó?
Lời giải tham khảo:
Nước có tính chất phân cực bởi nguyên tử oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên các electron dùng chung trong liên kết cộng hoá trị có xu hướng lệch về phía của oxygen.
⇒ Đầu oxygen tích điện âm một phần còn đầu hydrogen tích điện dương một phần.
⇒ Tạo nên tính chất phân cực của nước.
Luyện tập: Tại sao nước có thể làm dung môi hoà tan nhiều chất?
Lời giải tham khảo:
Nước có thể sử dụng làm dung môi hoà tan nhiều chất vì tính chất phân cực của nước giúp cho các phân tử nước có thể liên kết với nhau và liên kết với các phân tử phân cực khác.
Câu hỏi 5. Nước có những vai trò gì đối với sinh vật? Cho ví dụ.
Lời giải tham khảo:
Vai trò của nước đối với các sinh vật là:
Nước chiếm hơn 70% khối lượng cơ thể sinh vật, một số loài sinh vật biển có hàm lượng nước trong cơ thể lên tới hơn 90% ví dụ như các loài sứa biển,...
Tạo môi trường liên kết các thành phần và tham gia nhiều hoạt động sống khác nhau trong cơ thể sinh vật như: điều hoà thân nhiệt; là dung môi hoà tan và vận chuyển các chất; làm nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng chuyển hoá các chất bên trong cơ thể: tiêu hoá ở động vật, quang hợp ở thực vật,...; là môi trường sống của nhiều loài sinh vật như động vật biển, thực vật thuỷ sinh,...
Câu hỏi 6. Em hãy kể tên một số loài động vật sinh sống trong môi trường nước.
Lời giải tham khảo:
Một số ví dụ loài động vật sinh sống trong môi trường nước là: cá, tôm, mực, bạch tuộc, sứa biển,...
Câu hỏi 7. Điều gì sẽ xảy ra đối với cơ thể sinh vật khi thiếu nước kéo dài? Giải thích.
Lời giải tham khảo:
Tác hại đối với cơ thể sinh vật bị tình trạng thiếu nước kéo dài là:
Nước có vai trò điều hoà nhiệt độ cơ thể nên khi sinh vật trong tình trạng mất nước liên tục trong thời gian dài mà không được bổ sung sẽ làm cơ thể sinh vật bị nóng lên và quá tải.
Là nơi vận chuyển oxy, thải độc, thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể,… ⇒ Thiếu nước kéo dài sinh vật sẽ dẫn đến các tình trạng khô da, chuột rút, chóng mặt, rối loạn nhịp tim hoặc nặng hơn có thể dẫn đến tụt huyết áp, ngất xỉu và suy nhược.
Ở các loài động thực vật, nhất là động vật biển, thiếu nước trong thời gian dài có thể trực tiếp dẫn đến tử vong cho chúng do cơ thể không thể điều tiết được với sự thay đổi đột ngột của môi trường.
Ở người, tình trạng thiếu nước dẫn đến việc cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, táo bón, thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt, lo lắng, chuột rút, đau khớp,... ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc, học tập và khả năng vận động của chủ thể.
Luyện tập: Tại sao khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu có gió thổi ta sẽ có cảm giác mát hơn?
Lời giải tham khảo:
Khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu có gió thổi ta sẽ có cảm giác mát hơn vì: mồ hôi được tiết ra ở dạng lỏng, khi có gió, nó sẽ nhanh chóng bay hơi, quá trình bay hơi sẽ thu nhiệt rất lớn và sự thu nhiệt của nước khi bay hơi sẽ làm cho bề mặt cơ thể giảm nhiệt độ, dẫn đến cảm giác mát.
Vận dụng: Tại sao khi bị nôn, sốt cao, tiêu chảy, chúng ta cần phải bổ sung nước bằng cách uống dung dịch oresol?
Lời giải tham khảo:
Khi bị nôn, sốt cao, tiêu chảy, chúng ta cần phải bổ sung nước bằng cách uống dung dịch oresol vì: nước là vật chất để duy trì hoạt động cơ bản nhất của sự sống, giúp lưu thông máu và đem các khoáng chất đi nuôi cơ thể nên khi bị nôn, sốt cao, tiêu chảy, cơ thể sẽ liên tục đổ mồ hôi để làm mát dẫn đến tình trạng mất nước
⇒ Cơ thể sẽ trong tình trạng suy kiệt, thiếu máu, nặng hơn người bệnh có thể tử vong nếu thiếu nước liên tục trong thời gian dài nên cần bổ sung nước bằng cách uống dung dịch oresol.
2. VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ SINH VẬT
Câu hỏi 8. Chất dinh dưỡng là gì? Sinh vật có thể lấy chất dinh dưỡng từ những nguồn nào?
Lời giải tham khảo:
Chất dinh dưỡng là các chất hoá học mà cơ thể sinh vật hấp thụ được từ môi trường bên ngoài.
Sinh vật có thể lấy chất dinh dưỡng từ các nguồn thức ăn, phân bón,...
Câu hỏi 9. Ở sinh vật, các chất dinh dưỡng được chia thành những nhóm nào? Dựa vào đâu để chia thành các nhóm đó?
Lời giải tham khảo:
Ở động vật, dựa vào vai trò đối với cơ thể chất dinh dưỡng được chìa thành 4 nhóm chính:
Nhóm các chất cung cấp năng lượng: Carbohydrate (chất bột đường), lipid (chất béo), protein (chất đạm).
Nhóm không cung cấp năng lượng: Vitamin và chất khoáng.
Ở thực vật, dựa vào vai trò đối với thực vật, các chất dinh dưỡng là các muối khoáng, được chia thành 2 nhóm:
Nhóm chiếm tỉ lệ lớn (gồm có C, H, O, N, P,...): tham gia cấu tạo nên cơ thể thực vật.
Nhóm chiếm tỉ lệ nhỏ (gồm có Fe, Zn, Cu, Mo,...): tham gia điều hoà quá trình trao đổi chất.
Câu hỏi 10. Chất dinh dưỡng có những vai trò gì đối với cơ thể sinh vật?
Lời giải tham khảo:
Vai trò của chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật là cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên các thành phần của tế bào, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển và cung cấp năng lượng, tham gia điều hoà các các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
Luyện tập: Tại sao chúng ta cần phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau?
Lời giải tham khảo:
Chúng ta cần phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau vì các protein khác nhau từ thức ăn sẽ được tiêu hoá nhờ enzim tiêu hoá, bị thuỷ phân thành các axit amin không có tính đặc thù, hấp thụ qua ruột vào máu và chuyển đến tế bào để tạo thành protein đặc thù cho cơ thể, cơ thể chúng ta có thể tự tổng hợp được một số protein nhất định nhưng không phải tất cả các loại đều có thể tổng hợp.
⇒ Cần phải ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để bổ sung đầy đủ các chất mà cơ thể cần.
BÀI TẬP
Câu hỏi 1. Hình bên mô tả ba người A, B, C đang ở các mức cân nặng khác nhau. Trong đó, người B có mức cân nặng bình thường. Quan sát hình và trả lời các câu hỏi sau:
a) Hình ảnh của người A và người C đang thể hiện vấn đề gì?
b) Theo em, vấn đề đó có thể xuất phát từ những nguyên nhân nào?
c) Để khắc phục được vấn đề trên, chúng ta cần có những biện pháp nào?
Lời giải tham khảo:
a)Hình ảnh của người A: gầy gò, suy dinh dưỡng.
Hình ảnh của người B: thừa cân, béo phì.
b) Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng gồm có:
Ăn không đủ lượng thực phẩm hoặc các chất dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể yêu cầu.
Mắc các bệnh về tâm lý (trầm cảm,...) dẫn đến những thói quen xấu trong ăn uống ví dụ như hán ăn hoặc ăn vô tội vạ nhưng không theo một lượng cân bằng.
Mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa và dạ dày khiến cơ thể không thể hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Những người nghiện rượu mãn tính: có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày hoặc hư hỏng tuyến tụy cao, dẫn đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của cơ thể bị suy giảm trầm trọng.
Trẻ em bị thiếu đi nguồn sữa mẹ hoặc người mẹ bị suy dinh dưỡng, ăn uống không đủ chất khi mang thai.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì gồm có:
Lười vận động, tình trạng ăn uống không lành mạnh kéo dài: ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, ăn nhiều tinh bột, ít rau xanh.
Yếu tố tâm lý: mắc các bệnh trầm cảm hoặc khi căng thẳng, buồn bã, thất vọng thường có xu hướng ăn nhiều hơn, thậm chí ăn mà không kiểm soát.
Yếu tố di truyền.
c) Các cách khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng là:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Tích cực điều trị các bệnh và triệu chứng gây ảnh hưởng vấn đề ăn uống.
Giữ tinh thần luôn thoải mái, ngủ đủ giấc và vận động, tập thể dục đều đặn.
Các cách khắc phục tình trạng thừa cân, béo phì là:
Thiết lập và thực hành một chế độ giảm cân phù hợp với đặc điểm cơ thể.
Hạn chế ăn các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, tinh bột,... ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước.
Vận động, tập thể dục thường xuyên, đều đặn, bắt đầu từ những bài tập đơn giản và tăng dần cường độ.
Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Câu hỏi 2. Nước là một yếu tố điều tiết nhiệt độ môi trường vì chúng có khả năng hấp thụ một lượng nhiệt tương đối lớn từ không khí khi quá nóng hoặc thải nhiệt dự trữ khi quá lạnh cho phép các cơ thể sống có thể thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường. Dựa vào thông tin trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Tại sao môi trường nước có nhiệt độ ổn định hơn môi trường trên cạn?
b) Khi nghe dự báo thời tiết sắp trở nên giá rét, người nông dân thường tưới nước cho cây trồng vào buổi sáng khi có ánh nắng mặt trời. Việc làm này có ích gì cho cây?
Lời giải tham khảo:
a) Môi trường nước có nhiệt độ ổn định hơn môi trường trên cạn vì nồng độ không khí trong nước ít hơn trên cạn nên khi không khí hấp thụ nhiệt hoặc thải nhiệt, môi trường nước sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều.
b) Khi nghe dự báo thời tiết sắp trở nên giá rét, người nông dân thường tưới nước cho cây trồng vào buổi sáng khi có ánh nắng mặt trời vì khi nhiệt độ ban đêm xuống thấp, lá, cành và đất dễ giữ nước sau khi tưới, đất ẩm liên tục sẽ khiến rễ cây bị ngấm nước rất, dẫn đến nghẹt rễ, thối rễ, vàng lá nên sau khi tưới nước vào ban đêm, nếu lượng nước đọng lại trên lá và cành không bốc hơi kịp thời sẽ dễ dẫn đến sự sinh sôi của các loại vi khuẩn và côn trùng như bệnh đốm đen, mốc xám thường sinh sản trong môi trường ẩm ướt.