Ibaitap: Qua Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật cùng tổng hợp lại các kiến thức của bài 32 thuộc CHỦ ĐỀ 10: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT của PHẦN 3: VẬT SỐNG sách cánh diều khoa học tự nhiên 7 và hướng dẫn lời giải chi tiết bài tập áp dụng.
MỤC LỤC
I. Khái niệm sinh sản
Câu hỏi 1. Quan sát hình 32.1, cho biết kết quả và ý nghĩa của sinh sản ở sinh vật
Lời giải tham khảo:
Qua hình 32.1 ta thấy kết quả của sinh sản là tạo ra những cá thể mới.
Ý nghĩa của sinh sản ở sinh vật là: bảo đảm sự phát triển kế tục của loài.
Câu hỏi 2. Quan sát hình 32.1a va 32.1c,
a. Mô tả quá trình sinh sản của cây rau má và trùng đế giày.
b. Sinh sản ở các sinh vật này có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái không
Từ đó cho biết :
c. Các sinh vật này có hình thức sinh sản nào ?
d. Vì sao các cá thể con sinh ra đều giống nhau và giống mẹ?
Lời giải tham khảo:
a. Quá trình sinh sản của cây rau má là: Từ rễ của cây mẹ phát triển thành một cây con hoàn chỉnh mới.
Quá trình sinh sản của trùng đế giày là: Cơ thể của con mẹ phân đôi thành hai cơ thể con riêng biệt mới.
b. Sinh sản ở 2 sinh vật cây rau má và trùng đế giày không có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái.
c. 2 sinh vật cây rau má và trùng đế giày có hình thức sinh sản vô tính
d. Các cá thể con sinh ra đều giống nhau và giống mẹ vì cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên chúng giống nhau và giống mẹ.
II. Khái niệm sinh sản vô tính
Câu hỏi 3. Quan sát hình 32.2 cho biết cây con được hình thành từ bộ phận nào của cây mẹ ? từ đó phân biệt các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật
Lời giải tham khảo:
Cây bỏng con được sinh ra từ lá của cây mẹ, cây dâu tây được sinh ra từ rễ của cây mẹ, còn cây gừng và khoai lang được sinh ra từ củ của cây mẹ.
Hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật là: sinh sản sinh dưỡng - sự hình thành cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá.
Luyện tập 1. Lấy ví dụ về các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật
Lời giải tham khảo:
Sinh sản bằng thân bò gồm có: rau má, bèo cái, lục bình, …
Sinh sản bằng rễ củ gồm có: khoai tây, khoai lang, sắn, …
Sinh sản bằng thân rễ gồm có: gừng, cỏ chi, cỏ tranh, cỏ mật,...
Câu hỏi 4. Quan sát hình 32.3 và phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật theo gợi ý bảng sau
Tiêu chí so sánh
Hình thức sinh sản vô tính
Nảy chồi
Trinh sản
Phân mảnh
Khái niệm
?
?
?
Đặc điểm
?
?
?
Ví dụ
?
?
?
Lời giải tham khảo:
Tiêu chí so sánh
Hình thức sinh sản vô tính
Nảy chồi
Trinh sản
Phân mảnh
Khái niệm
Sinh vật mới phát triển từ chồi non
Trứng không thụ tinh mà phát triển thành cơ thể mới
Cơ thể mới được sinh ra từ một mảnh của cơ thể mẹ
Đặc điểm
Lúc đầu sinh vật mới phát triển gắn liền với sinh vật mẹ. sau khi trưởng thành mới tách hẳn khỏi cơ thể mẹ
Cá thể mới luôn là giống đực
Từ một mảnh khuyết thiếu từ mẹ sẽ phát triển đầy đủ thành một cá thể con hoàn thiện
Ví dụ
Thuỷ tức
Ong
Sao biển
III. Vai trò và ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn.
Câu hỏi 5. Lấy ví dụ cho thấy sinh sản vô tính có vai trò quan trọng trong việc duy trì các đặc điểm của sinh vật.
Lời giải tham khảo:
Bằng cách sinh sản vô tính, một sinh vật tạo ra một bản sao di truyền giống hệt hoặc giống hệt nhau, từ đó duy trì được các đặc điểm quan trọng của sinh vật.
Ví dụ sinh sản vô tính: nuôi cấy mô cây phong lan, sâm ngọc linh,...
Câu hỏi 6. Nêu các biện pháp nhân giống vô tính ở thực vật. Mỗi biện pháp lấy ví dụ 1 - 2 loài cây
Lời giải tham khảo:
Các biện pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ví dụ của chúng:
Vận dụng 1. Lấy ví dụ về ứng dụng sinh sản vô tính của sinh vật ở địa phương em
Lời giải tham khảo:
Ví dụ về ứng dụng sinh sản vô tính của sinh vật ở địa phương em là: Trồng bưởi, cam nhờ phương pháp chiết cành; giâm cành mía để nhân nhanh giống cây trồng; nuôi cấy mô cây phong lan;…
Vận dụng 2. Kể tên một số loại rau, củ, quả mà gia đình em thường sử dụng được sản xuất bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng
Lời giải tham khảo:
Một số loại rau, củ, quả được sản xuất bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng gồm có rau muống, cây cam, táo, khoai tây, gừng, tỏi, hành tây,…
Câu hỏi 7. Quan sát hình 32.4, giải thích vì sao giâm cành, chiết cành, nuôi cấy mô là những biện pháp nhân nhanh giống cây trồng.
Lời giải tham khảo:
Giâm cành, chiết cành, nuôi cấy mô là những biện pháp nhân nhanh giống cây trồng vì về bản chất thì những cơ thể mới được sinh ra và phát triển từ những phần vốn dĩ đã có sự sống từ cây mẹ nên chỉ cần thêm một số yếu tố môi trường thì việc phát triển sẽ nhanh hơn các loại nhân giống khác.