Ibaitap: Qua Bài 7: Tốc độ của chuyển động cùng tổng hợp lại các kiến thức của bài 7 thuộc CHỦ ĐỀ 4: TỐC ĐỘ của PHẦN 2: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI sách cánh diều khoa học tự nhiên 7 và hướng dẫn lời giải chi tiết bài tập áp dụng.
MỤC LỤC
I. Khái niệm tốc độ
Câu hỏi 1. Từ kinh nghiệm thực tế, thảo luận về việc làm thế nào để biết vật chuyển động nhanh hay chậm.
Lời giải tham khảo:
Để biết vật chuyển động nhanh hay chậm ta có thể căn cứ vào tốc độ của chuyển động để phán đoán.
Luyện tập 1. Bảng dưới đây cho biết quãng đường và thời gian đi hết quãng đường đó của bốn xe A, B, C và D. Hãy cho biết xe nào đi nhanh nhất? Xe nào đi chậm nhất?
Xe
Quãng đường (km)
Thời gian (phút)
A
80
50
B
72
50
C
80
40
D
99
45
Lời giải tham khảo:
Xác định tốc độ chuyển động của mỗi xe theo công thức: \(v = \frac{s}{t}\), ta có bảng kết quả sau:
Xe
Quãng đường (km)
Thời gian (phút)
Vận tốc (km/min)
A
80
50
1,6
B
72
50
1,44
C
80
40
2
D
99
45
2,2
⇒ Kết luận: Vì \(v_{D} > v_{C} > v_{A} > v_{B}\) nên xe D đi nhanh nhất, xe B đi chậm nhất.
II. Đơn vị đo tốc độ
Câu hỏi 2. Hãy kể tên các đơn vị đo tốc độ mà em biết.
Lời giải tham khảo:
Một số đơn vị đo là: mét/giây (m/s), kilomet/giờ (km/h), kilomet/phút (km/min), milimet/ngày,...
Luyện tập 2. Một ô tô đi được bao xa trong thời gian 0,75h với tốc độ 88km/h?
Lời giải tham khảo:
Quãng đường ô tô đi được là: S = v. t = 88. 0,75 = 66 (km).
Luyện tập 3. Bảng dưới đây cho biết thời gian đi 1000m của một số vật chuyển động. Tính tốc độ của các chuyển động đó.
Vật chuyển động
Thời gian (phút)
Xe đua
10
Máy bay chở khách
4
Tên lửa bay vào vũ trụ
0.1
Lời giải tham khảo:
Vật chuyển động
Thời gian (phút)
Tốc độ (m/s)
Xe đua
10
100
Máy bay chở khách
4
250
Tên lửa bay vào vũ trụ
0.1
10000
III. Cách đo tốc độ bằng dụng cụ thực hành ở nhà trường
Câu hỏi 3. Có những cách nào để đo tốc độ của một vật trong phòng thí nghiệm?
Lời giải tham khảo:
Trong phòng thí nghiệm, có thể đo tốc độ di chuyển của một vật bằng cách sử dụng đồng hồ đếm giây, đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.
Câu hỏi 4. Hai người cùng đo thời gian của một chuyển động bằng đồng hồ đếm giây nhưng lại cho kết quả lệch nhau. Hãy giải thích điều này là như thế nào. Từ đó thảo luận về ưu điểm và hạn chế của phương pháp đo tốc độ dùng đồng hồ đếm giây.
Lời giải tham khảo:
Hai người cùng đo thời gian của một chuyển động bằng đồng hồ đếm giây nhưng lại cho kết quả lệch nhau vì động tác bấm đồng hồ của hai người có thể không cùng 1 thời điểm, nhanh hoặc chậm hơn so với lúc xuất phát và lúc về đích ( có thể là lệch 1 giây thôi nhưng cũng sẽ cho kết quả lệch nhau ) hoặc là do pin của đồng hồ ( nếu đồng hồ có pin yếu thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chiếc đồng hồ, sẽ dẫn đến cho kết quả sai lệch ).
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đo tốc độ dùng đồng hồ đếm giây là:
Ưu điểm : Nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng, dễ xem, độ chính xác tương đối cao.
Nhược điểm : Sau một thời gian sử dụng cần phải thay pin và chỉnh lại đồng hồ đo và việc sửa chữa khá phức tạp.
Vận dụng. Đánh giá ưu điểm của phương pháp đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số so với đo bằng đồng hồ bấm giây.
Lời giải tham khảo:
Khi dùng đồng hồ đo thời gian hiện số, thời điểm đồng hồ bắt đầu tính chuyển động và kết thúc chuyển động sẽ trùng khớp với thời điểm chuyển động của xe nên kết quả đo thời gian không có sai số.