Ibaitap: Qua bài [Công thức tính] Định luật ôm cho đoạn mạch có các điện trở mắc song song & bài tập tham khảo ôn tập lại Điện trở song song là gì, ghi nhớ công thức tính Điện trở, cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch song song và một số bài tập tham khảo.
I. ĐIỆN TRỞ SONG SONG Trong mạch điện, các điện trở mắc song song với nhau, tổng điện trở tương đương được tính như sau:
\(1 \over R_{tđ}= \frac{1}{R_1}+\frac{1}{R_2}+\frac{1}{R_3}+...\) II. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ TRONG ĐOẠN MẠCH MẮC SONG SONG Ta thấy hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch mắc song song sẽ bằng với hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn rẽ, nên:
\(U=U_1=U_2=...=U_n\) Áp dụng định luật Ôm ta thấy cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ:
\(I=I_1+I_2+...+I_n\) Hệ quả: Ta thấy trong đoạn mạch mắc song song cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở (có cùng hiệu điện thế) sẽ tỉ lệ nghịch với điện trở đó:
\(\frac{I_1}{I_2}=\frac{R_2}{R_1}\) III. BÀI TẬP ÁP DỤNG Ví dụ: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Biết \(R_1\)= 5 Ω, \(R_2\) = 20 Ω, ampe kế chỉ 0,6 A. Bỏ qua điện trở của các ampe kế. a. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn mạch.
b. Tính cường độ dòng điện ở mạch chính và cường độ dòng điện qua điện trở \(R_2\)
Lời giải tham khảo:
a) Ta có \(I_{A_1}=I_1 = 0,6\ A\)
Theo định luật Ôm: \(I_1=\frac{U_1}{R_1}\)
⇒ \(U_1=I_1.R_1\) = 0,6. 5 = 3 (V)
Vì \(R_1\) // \(R_2\) nên ta có: \(U=U_1=U_2\) = 3 (V)
b) Vì \(R_1\) // \(R_2\) nên ta có:
\(1 \over R_{tđ}=\frac{1}{R_1}+\frac{1}{R_2}\)
⇒ \(R_{tđ}\) = 4 (Ω)
Cường độ dòng điện ở mạch chính là:
\(I=\frac{U}{R_{tđ}}\) = 0,75 (A)
Cường độ dòng điện qua điện trở \(R_2\) là:
\(I_2=\frac{U_2}{R_2}\) = 0,15 (A)