Ibaitap: Qua bài [Định nghĩa] [Công thức tính] Cường độ dòng điện & bài tập tham khảo ôn tập lại Cường độ dòng điện là gì, ghi nhớ công thức tính Cường độ dòng điện với một số bài tập tham khảo.
MỤC LỤC
I. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN LÀ GÌ?
Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho sự tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện, ngoài ra cường độ dòng điện còn là số lượng tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.
Kí hiệu: I.
Đơn vị: Ampe (A).
II. CÔNG THỨC TÍNH CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
1. Công thức tính theo định luật Ôm
Áp dụng định luật Ôm, ta có cường độ dòng điện bằng thương của hiệu điện thế với điện trở của dòng điện.
\(I= \frac{U}{R}\)
Trong đó:
U: Hiệu điện thế (V)
R: Điện trở dòng điện (Ω)
I: Cường độ dòng điện (A)
Ta có công suất P = U.I nên cường độ dòng điện còn được tính bằng công suất điện chia cho hiệu điện thế dòng điện theo công thức sau:
\(I= \frac{P}{U}\)
Trong đó:
I: cường độ của dòng điện (A)
P: công suất điện (W)
U: Hiệu điện thế (V)
2. Công thức tính cường độ dòng điện của dòng điện không đổi
Ta có công thức tính cường độ dòng điện của dòng điện không đổi bằng thương của của điện lượng dịch chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn với thời gian mà điện lượng dịch chuyển.
\(I= \frac{q}{t}\)
Trong đó:
I: Cường độ dòng điện không đổi (A)
q: Điện lượng dịch chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn (C)
t: Thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn (s)
3. Công thức tính cường độ dòng điện hiệu dụng:
Công thức tính cường độ dòng điện hiệu dụng bằng cường độ dòng điện cực đại chia cho \(\sqrt{2}\).
\(I=\frac{I_0}{\sqrt{2}}\)
Trong đó:
I: Cường độ dòng điện hiệu dụng (A)
\(I_0\): Cường độ dòng điện cực đại (A)
IV. BÀI TẬP THAM KHẢO
Ví dụ: Tính cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn kim loại, biết trong 1 giây có 1,25.10¹⁹ hạt electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây kim loại.
Lời giải tham khảo:
Điện lượng chuyển qua trong dây dẫn kim loại là
q = n. e = 1,25.10¹⁹. 1,6 .10⁻¹⁹ = 2 (C)
Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn kim loại là: