Ibaitap: Qua bài [Định nghĩa] [Công thức tính] Điện trở & bài tập tham khảo ôn tập lại Điện trở là gì, phân loại các loại Điện trở, ghi nhớ công thức tính Điện trở và một số bài tập tham khảo.
MỤC LỤC
I. ĐIỆN TRỞ LÀ GÌ?
Định nghĩa: Điện trở là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật liệu dẫn điện.
Ký hiệu: R.
Đơn vị: Ohm (Ω).
Ký hiệu trong sơ đồ mạch điện: có 2 kiểu phổ biến sau:
II. CÔNG THỨC TÍNH ĐIỆN TRỞ
Theo định luật Ôm: “Cường độ dòng điện đi qua dây dẫn sẽ tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.” hay hiệu điện thế chia cho cường độ dòng điện. Ngoài ra điện trở còn bằng thương của công suất tiêu thụ với cường độ dòng điện hoặc thương của bình phương điện áp với công suất tiêu thụ.
\(R=\frac{U}{I}=\frac{P}{I^2}=\frac{V^2}{P}\)
Trong đó:
I: Cường độ dòng điện (A)
U: Hiệu điện thế (V)
R: Điện trở (Ω)
P: Công suất tiêu thụ (W)
Điện trở của dây dẫn còn phụ thuộc vào kích thước và vật liệu làm nên, ta có điện trở của dây dẫn bằng tích của điện trở suất dây dẫn với chiều dài dây dẫn chia cho diện tích mặt cắt của dây dẫn.
\(R=ρ.\frac{l}{A}\)
Trong đó:
l: Chiều dài dây dẫn (m)
A: Diện tích mặt cắt của dây dẫn (m²)
R: Điện trở (Ω)
P: Điện trở suất dây dẫn (Ω.m)
III. ĐIỆN TRỞ SONG SONG
Trong mạch điện, các điện trở mắc song song với nhau, tổng điện trở tương đương được tính như sau:
Trong mạch điện, các điện trở mắc nối tiếp với nhau, tổng điện trở tương đương bằng tổng các giá trị tương đương, công thức tính điện trở nối tiếp như sau:
\(R_{tđ}=R_1+R_2+...+R_n\)
V. BÀI TẬP THAM KHẢO
Ví dụ: Cho 2 điện trở \(R_1\) = \(R_2\) = 15 Ω mắc song song với nhau và mắc nối tiếp với điện trở \(R_3\) = 1,5 Ω. Hỏi điện trở tổng của mạch?