Ibaitap.com sẽ hướng dẫn trả lời chi tiết cho các câu hỏi trang 52, 53, 54, 55 Sgk Khoa học tự nhiên lớp 6 của bộ sách Kết nối tri thức thuộc [ Bài 15: MỘT SỐ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM trong CHƯƠNG III- MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG]. Nội dung chi tiết bài giải mời bạn đọc tham khảo dưới đây:
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Chúng ta sử dụng lương thực, thực phẩm hàng ngày để ăn uống, lấy năng lượng (nhiên liệu), dưỡng chất (nguyên liệu) cho cơ thể phát triển và hoạt động. Em có thể lựa chọn thức ăn cho mình và gia đình như thế nào để đủ chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh? (trang 52 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])
Lời giải tham khảo:
Ta có thể lựa chọn những loại thức ăn chứa các chất cần thiết cho cơ thể ví dụ như: Chất đạm, chất xơ, chất béo, chất đường bột và lựa chọn nhiều loại thức ăn khác nhau để đa dạng các chất dinh dưỡng.
I. VAI TRÒ CỦA LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM
Câu hỏi 1: Quan sát hình 15.1 và trả lời câu hỏi: (trang 53 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])
a) Lương thực, thực phẩm nào có nguồn gốc từ thực vật? từ động vật?
b) Lương thực, thực phẩm nào có thể ăn sống? phải nấu chín
Lời giải tham khảo:
a) Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: gồm có gạo, ngô, khoai lang, mía, hoa quả, mật ong, đậu, đỗ, dầu thực vật, lạc, vừng, rau xanh.
Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: gồm có cá, thịt, trứng, bơ, mỡ lợn, sữa.
b) Lương thực, thực phẩm có thể ăn sống: gồm có mía, hoa quả, mật ong, bơ, dầu thực vật, lạc, vừng, sữa.
Lương thực, thực phẩm phải nấu chín: gồm có gạo, ngô, khoai lang, cá, thịt, trứng, đậu đỗ, mỡ lợn, rau xanh
Câu hỏi 2: Tại sao cần phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách? (trang 53 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])
Lời giải tham khảo:
Cần phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách vì chúng rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, khi đó thực phẩm sẽ bị nhiễm trùng, nhiễm độc có hại cho sức khỏe.
II. CÁC NHÓM CHẤT DINH DƯỠNG TRONG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM
1. Carbohydrate: nguồn năng lượng chính
CÂU HỎI
Câu hỏi 1: Hãy kể tên các lương thực có trong hình 15.1 và một số thức ăn được chế biến từ các loại lương thực đó. (trang 53 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])
Lời giải tham khảo:
Các lương thực có trong hình: gồm có gạo, ngô, khoai lang.
Các thức ăn được chế biến từ các loại lương thực trên là: Cơm, bánh gạo, sữa ngô, bánh ngô, bánh khoai...
Câu hỏi 2: Nhóm carbohydrate có vai trò gì đối với cơ thể? (trang 53 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])
Lời giải tham khảo:
Nhóm Carbohydrate có vai trò quan trọng đối với cơ thể, nhóm carbohydrate chứa tinh bột, đường và chất xơ. Trong đó tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, đường cũng cung cấp nhiều năng lượng.
HOẠT ĐỘNG: Tìm hiểu sự biến đổi của lương thực
Câu hỏi 1: Cho một thìa gạo và hai hộp nhựa nhỏ, thêm nước vào một hộp cho ướt hết gạo. Để yên ngoài không khí khoảng 5-10 giờ. So sánh độ cứng của hạt gạo ở hai hộp nhựa bằng cách ép chúng bằng một vật liệu cứng (trang 53 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])
Lời giải tham khảo:
Gạo trong hộp nhựa không đổ nước cứng hơn so với gạo trong hộp nhựa đã đổ nước.
Câu hỏi 2: Em đã từng thấy cơm bị thiu chưa? Em hãy chỉ ra các dấu hiệu ( mùi, màu sắc,...) cho thấy cơm đã bị thiu (trang 53 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])
Lời giải tham khảo:
Các dấu hiệu cho thấy cơm thiu là: cơm ngả vàng, có mùi chua và có nước.
Câu hỏi 3: Em hãy đề xuất cách bảo quản lương thực khô ( gạo, ngô, khoai, sắn) và lương thực đã được nấu chín ( cơm, cháo) (trang 53 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])
Lời giải tham khảo:
Cách bảo quản lương thực khô là:
Phơi khô, nhặt bỏ các hạt đã bị hỏng.
Đóng bao chặt, để ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
Cách bảo quản lương thực đã được nấu chín là:
Đối với cơm thừa sau mỗi bữa ta nên xới ra âu, bát và để bảo quản trong tủ lạnh.
Hạn chế nấu thừa và tránh hiện tượng dùng đồ ăn để lâu ngày.
2. Các chất dinh dưỡng
CÂU HỎI 1
Câu hỏi 1: Quan sát hình 15.1 và cho biết thực phẩm nào cung cấp protein, thực phẩm nào cung cấp lipid. (trang 54 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])
Lời giải tham khảo:
Thực phẩm cung cấp protein: gồm có cá, thịt, trứng, sữa, rau xanh, đậu, đỗ
Thực phẩm cung cấp lipid: gồm có sữa, thịt, trứng, dầu thực vật, lạc, bơ, mỡ lợn, vừng.
Câu hỏi 2: Hãy tìm hiểu và cho biết những mặt tốt và mặt xấu của lipid đối với sức khỏe con người.(trang 54 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])
Lời giải tham khảo:
Mặt tốt của lipid đối với sức khỏe con người:
Cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể.
Giúp duy trì nhiệt độ và bảo vệ cơ thể.
Thúc đẩy quá trình hấp thu các vitamin tan trong chất béo.
Mặt xấu đối với sức khỏe con người: tiêu thụ nhiều lipid và cơ thể thừa chất béo sẽ gây béo phì, mắc các bệnh tim mạch, máu nhiễm mỡ, ...
CÂU HỎI 2
Câu hỏi 1: Hãy tìm hiểu và cho biết những thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể. (trang 54 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])
Lời giải tham khảo:
Những thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể: gồm có sữa, rau xanh, hải sản, trái cây, xương động vật ...
Câu hỏi 2: Vitamin nào tốt nhất cho mắt? Nguồn vitamin này có trong thực phẩm nào?(trang 54 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])
Lời giải tham khảo:
Vitamin A là vitamin tốt nhất cho mắt.
Thực phẩm chứa vitamin A: gồm có gan động vật, khoai lang, cà rốt, bông cải xanh, ...
Câu hỏi 3: Vitamin nào tốt cho sự phát triển của xương? Nguồn vitamin đó có ở đâu?(trang 54 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])
Lời giải tham khảo:
Vitamin D là vitamin tốt cho sự phát triển của xương.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin D là: gồm có cá ngừ, cá thu, sữa, nước cam, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, ...
HOẠT ĐỘNG: Tìm hiểu sự biến đổi của thực phẩm trong đời sống
Câu hỏi 1: Quan sát một số loại rau khi để ngoài không khí một vài ngày và nhận xét sự biến đổi của chúng (trang 54 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])
Lời giải tham khảo:
Một số loại rau khi để ngoài không khí một vài ngày, ta thấy: rau sẽ bị héo, lá chuyển sang màu vàng.
Câu hỏi 2: Quan sát một miếng cá hoặc thịt hoặc một ít sữa khi để ngoài không khí một bài ngày và nhận xét sự biến đổi của chúng (trang 54 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])
Lời giải tham khảo:
Để một miếng cá hoặc thịt hoặc một ít sữa khi để ngoài không khí một bài ngày, ta sẽ thấy: có sự đổi màu của thực phẩm và có mùi ôi thiu khó chịu bốc ra.
Câu hỏi 3: Hãy cho biết người ta bảo quản thịt tươi và thịt nấu chín bằng cách nào (trang 54 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])
Lời giải tham khảo:
Cách bảo quản thịt tươi là:
Không ngâm, rửa thịt sau khi cắt thái, vì chất khoáng rất dễ bị mất đi.
Không để ruồi, bọ bâu vào thịt.
Luôn giữ thịt ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài.
Cách bảo quản thịt nấu chín là:
Cho vào hộp đậy kín rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc thêm vài lớp bên ngoài, rồi bảo quản trong tủ lạnh.
Thịt đã nấu chín thì thời gian bảo quản ngắn hơn rất nhiều, khoảng 2 ngày nếu đặt trong ngăn mát và khoảng 6 tháng nếu đặt trong ngăn đá.
III. SỨC KHỎE VÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG
Câu hỏi: Tại sao khẩu phần ăn cho một bữa nên có nhiều loại thức ăn khác nhau? (trang 55 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])
Lời giải tham khảo:
Khẩu phần ăn cho một bữa nên có nhiều loại thức ăn khác nhau vì các loại thức ăn khác nhau cung cấp lượng năng lượng và các chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, cân nặng và chiều cao,...