Ibaitap.com sẽ hướng dẫn trả lời chi tiết cho các câu hỏi Toán lớp 7 của bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống thuộc [Bài 1 Tập hợp các số hữu tỉ trong CHƯƠNG I: SỐ HỮU TỈ thuộc sách Toán 7 tập 1 bộ Kết nối tri thức]. Nội dung chi tiết bài giải mời bạn đọc tham khảo dưới đây:
MỤC LỤC
1. Số hữu tỉ là gì?
Hành động 1. Tính chỉ số WHtR của ông An và ông Chung
Lời giải tham khảo:
Chỉ số WHtR của ông An là: $\frac{108}{180}$ = 0,6.
Chỉ số WHtR của ông Chung là: $\frac{70}{160}$ = 0,4375.
Hành động 2. Ta có thể viết 1,5= $\frac{3}{2}$= $\frac{6}{4}$= $\frac{9}{6}$=.... Tương tự, em hãy viết ba phân số bằng nhau và bằng:
a) - 2,5;
b) $2\frac{3}{4}$
Lời giải tham khảo:
a) - 2,5= $\frac{5}{2}$= $\frac{10}{4}$= $\frac{15}{6}$=....
b) $2\frac{3}{4}$ = $\frac{11}{4}$= $\frac{22}{8}$= $\frac{33}{12}$=....
Luyện tập 1. Giải thích vì sao các số 8; -3,3; $3\frac{2}{3}$đều là các số hữu tỉ. Tìm số đối của mỗi số đó
Lời giải tham khảo:
Các số 8; −3,3; $3\frac{2}{3}$ đều là các số hữu tỉ vì các số này đều viết được dưới dạng phân số $\frac{a}{b}$ (trong đó a, b ∈ Z, b ≠ 0).
Số đối của các số:
Số đối của số 8 là số -8.
Số đối của số -3,3 là số 3,3.
Số đối của số $3\frac{2}{3}$ là số $- 3\frac{2}{3}$.
Luyện tập 2. Biểu diễn các số hữu tỉ $\frac{5}{4}$ và $-\frac{5}{4}$ trên trục số.
Lời giải tham khảo:
2. Thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ
Hành động 3. Viết các số hữu tỉ dưới dạng phân số rồi so sánh:
a. -1,5 và $\frac{5}{2}$
b, - 0,375 và và $-\frac{5}{8}$
Lời giải tham khảo:
a. Ta có: $-1,5 = \frac{-15}{10}=\frac{-3}{2}$
Vì -3 < 5 ⇒ $\frac{-3}{2}$ < $\frac{5}{2}$.
⇒ -1,5 < $\frac{5}{2}$
b. Ta có: -0,375 = $\frac{-375}{1000}$ = $\frac{-3}{8}$
Vì 3 < 5 ⇒ -3 > -5.
⇒ $\frac{-3}{8}$ > $\frac{-5}{8}$ .
⇒ -0,375 > $\frac{-5}{8}$.
Hành động 4. Biểu diễn hai số hữu tỉ -1,5 và $\frac{5}{2}$ trên trục số. Em hãy cho biết điểm -1,5 nằm trước hay nằm sau điểm $\frac{5}{2}$ trên trục số.
Lời giải tham khảo:
Điểm -1,5 nằm trước điểm $\frac{5}{2}$ trên trục số.
Luyện tập 3. Sắp xếp các số hữu tỉ sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
Vậy các phân số biểu diễn số hữu tỉ -0,625 gồm có: \(\frac{5}{{ – 8}};\frac{{20}}{{ – 32}};\frac{{ – 10}}{{16}};\frac{{ – 25}}{{40}}\)
b)
Bài 1.5 trang 9 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1: So sánh:
a) -2,5 và -2,125;
b) \( – \frac{1}{{10000}}\) và \(\frac{1}{{23456}}\)
Lời giải tham khảo:
a) Vì 2,5 > 2,125 nên -2,5 < -2,125
b) Vì \( – \frac{1}{{10000}}\)< 0 và 0 < \(\frac{1}{{23456}}\)nên \( – \frac{1}{{10000}}\) < \(\frac{1}{{23456}}\)
Bài 1.6 trang 9 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 1: Tuổi thọ trung bình dự kiến của những người sinh năm 2019 ở một số quốc gia được cho trong bảng sau: Sắp xếp các quốc gia theo tuổi thọ trung bình dự kiến từ nhỏ đến lớn.
Quốc gia
Australia
Pháp
Tây Ban Nha
Anh
Mĩ
Tuổi thọ trung bình dự kiến
83
82,5
\(83\frac{1}{5}\)
\(81\frac{2}{5}\)
\(78\frac{1}{2}\)
(Theo Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, 2020)
Lời giải tham khảo:
Ta có:
\(83\frac{1}{5}\) = 83,2
\(81\frac{2}{5}\) = 81,4
\(78\frac{1}{2}\) = 78,5
Vì 78,5 < 81,4 < 82,5 < 83 < 83,2
⇒ Các quốc gia theo tuổi thọ trung bình dự kiến từ nhỏ đến lớn là: Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Tây Ban Nha.