Ibaitap.com sẽ hướng dẫn trả lời chi tiết cho các câu hỏi Toán lớp 7 của bộ sách Chân trời sáng tạo và cuộc sống thuộc [Bài 2 Đa thức một biến trong CHƯƠNG VII: BIỂU THỨC ĐẠI SỐ thuộc PHÂN SỐ VÀ ĐẠI SỐ của sách Toán 7 tập 2 bộ Chân trời sáng tạo]. Nội dung chi tiết bài giải mời bạn đọc tham khảo dưới đây:
MỤC LỤC
1. Đa thức một biến
Hoạt động khám phá 1: Trong các biểu thức đại số sau, biểu thức nào không chứa phép tính cộng, phép tính trừ?
3x²; 6 - 2y; 3t;
3² - 4t + 5; -7;
3u⁴ + 4u²; -2z⁴; 1; 2021y²
Lời giải tham khảo:
Các biểu thức không chứa phép tính cộng, phép tính trừ gồm có: 3x²; 3t; -7; -2z⁴; 1; 2021y²
Thực hành 1: Hãy cho biết biểu thức nào sau đây là đa thức một biến:
Thực hành 2: Cho đa thức: P(x) = 7 + 4x² + 3x³ - 6x + 4x³ - 5x²
a. Hãy viết đa thức thu gọn của đa thức P và sắp xếp các đơn thức theo lũy thừa giảm của biến
b. Xác định bậc của P(x) và tìm các hệ số
Lời giải tham khảo:
a. Ta có: P(x) = 7x³ - x² - 6x +7
b. P(x) có bậc 3 trong đó hệ số của x³ là 7, hệ số của x² là -1, hệ số của x là -6, hệ số tự do là 7.
3. Giá trị của đa thức một biến
Hoạt động khám phá 2: Diện tích của một hình chữ nhật được biểu thị bởi đa thức P(x) = 2x² + 4x. Hãy tính diện tích của hình chữ nhật ấy khi biết x = 3cm
Lời giải tham khảo:
Khi x = 3cm thì diện tích hình chữ nhật đó là:
P(x) = 2.3² + 4.3 = 30cm²
Thực hành 3: Tính giá trị của đa thức M(t) = -5t³ + 6t² + 2t +1 khi t = -2
Lời giải tham khảo:
Khi t = -2 thì giá trị của đa thức là:
M(-2) = -5.(-2)³ + 6.(-2)² + 2.(-2) +1 = 61
Vận dụng 1: Quãng đường một chiếc ô tô đi từ A đến B được tính theo biểu thức s = 16t, trong đó s là quãng đường tính bằng mét và t là thời gian tính bằng giây. Tính quãng đường ô tô đi được sau 10 giây.
Lời giải tham khảo:
Quãng đường ô tô đi được sau 10 giây là:
16.10 = 160 m.
4. Nghiệm của đa thức một biến
Hoạt động khám phá 3: Cho đa thức P(x) = x² - 3x + 2. Hãy tính giá trị của P(x) khi x = 1, x = 2 và x = 3
Lời giải tham khảo:
Khi x = 1 thì giá trị của đa thức là: P(1) = 1² - 3.1 + 2 = 0.
Khi x = 2 thì giá trị của đa thức là: P(2) = 2² - 3.2 + 2 = 0.
Khi x = 3 thì giá trị của đa thức là:P(3) = 3² - 3.3 + 2 = 2.
Thực hành 4: Cho P(x) = x³ + x² - 9x -9. Hỏi mỗi số x = -1, x = 1 có phải là một nghiệm của P(x) hay không?
Lời giải tham khảo:
Ta có:
P(1) = 1³ + 1² - 9.1 -9 = -16.
P(-1) = (-1)³ + (-1)² - 9.(-1) -9 = 0.
Vậy x = -1 là nghiệm của P(x).
Vận dụng 2: Diện tích một hình chữ nhật cho bởi biểu thức S(x) = 2x² + x. Tính giá trị của S khi x = 4 và nêu một nghiệm của đa thức Q(x) = 2x² + x - 36.
Lời giải tham khảo:
Khi x = 4, ta có S(4) = 2.4² + 4 = 36.
Ta có: Q(4) = 2.4² + 4 - 36 = 0.
⇒ x = 4 là một nghiệm của đa thức Q(x).
5. BÀI TẬP
Bài 1 trang 31 toán 7 tập 2 Chân trời sáng tạo: Hãy cho biết biểu thức nào sau đây là đơn thức một biến:
a. 5x³
b. 3y + 5
c. 7,8
d. 23 . y . y²
Lời giải tham khảo:
Đơn thức một biến là:
a. 5x³
b. 3y + 5
d. 23 . y . y²
Bài 2 trang 31 toán 7 tập 2 Chân trời sáng tạo: Hãy cho biết biểu thức nào sau đây là đa thức một biến.
A = -32; B = 4x + 7; M = 15- 2t³ + 8t;
N = $\frac{4-3y}{5}$; Q = $\frac{5x-1}{3x^{2}+2}$.
Lời giải tham khảo:
Biểu thức là đa thức một biến là:
A = -32
B = 4x + 7
M = 15- 2t³ + 8t
N = $\frac{4-3y}{5}$
Bài 3 trang 31 toán 7 tập 2 Chân trời sáng tạo: Hãy cho biết bậc của các đa thức sau:
a. 3 + 2y
b. 0
c. 7 + 8
d. 3,2x³ + x⁴
Lời giải tham khảo:
a. 3 + 2y là đa thức bậc 1.
b. 0 là đa thức không có bậc.
c. 7 + 8 là đa thức bậc 0.
d. 3,2x³ + x⁴ là đa thức bậc 4.
Bài 4 trang 31 toán 7 tập 2 Chân trời sáng tạo: Hãy cho biết phần hệ số và phần biến của mỗi đa thức sau:
a. 4 + 2t - 3t³ + 2,3t⁴
b. 3y⁷ + 4y³ - 8
Lời giải tham khảo:
a) Phần biến gồm có: t, t³, t⁴.
Phần hệ số gồm có: 4; 2; -3; 2,3.
b) Phần biến gồm có: y³; y⁷.
Phần hệ số gồm có: 3; 4; -8.
Bài 5 trang 31 toán 7 tập 2 Chân trời sáng tạo: Cho đa thức P(x) = 7 + 10x² + 3x³ - 5x + 8x³ - 3x². Hãy viết đa thức thu gọn của đa thức P và sắp xếp các đơn thức theo lũy thừa giảm dần của biến.
Lời giải tham khảo:
P(x) = 3x³ + 8x³ + 10x² − 3x² − 5x + 7
= 11x³ + 7x² − 5x + 7.
Bài 6 trang 31 toán 7 tập 2 Chân trời sáng tạo: Cho đa thức P(x) = 2x + 4x³ + 7x² - 10x + 5x³ - 8x². Hãy viết đa thức thu gọn, tìm bậc và các hệ số của đa thức P(x)
Lời giải tham khảo:
P(x) = = 2x + 4x³ + 7x² - 10x + 5x³ - 8x²
Đa thức P(x) có bậc 3, hệ số của x³ là 8, hệ số của x² là -1, hệ số của x là -8.
Bài 7 trang 31 toán 7 tập 2 Chân trời sáng tạo: Tính giá trị của các đa thức sau:
a. P(x) = 2x³ + 5x² - 4x + 3 khi y = -2
b. Q(y) = 2y³ - y⁴ + 5y² - y khi y = 3
Lời giải tham khảo:
a. Khi y = -2 thì giá trị của đa thức là:
P(x) = 2x³ + 5x² - 4x + 3
= 2.(-2)³ + 5.(-2)² - 4.(-2) + 3 = 15
b. Khi y = 3 thì giá trị của đa thức là:
Q(y) = 2y³ - y⁴ + 5y² - y
= 2.3³ - 3⁴ + 5.3² - 3 = 15
Bài 8 trang 31 toán 7 tập 2 Chân trời sáng tạo: Cho đa thức M(t) = t + $\frac{1}{2}$.t³
a. Hãy nêu bậc và các hệ số của M(t)
b. Tính giá trị của M(t) khi t = 4
Lời giải tham khảo:
a) Đa thức M(t) đã cho bậc 3.
Hệ số của t³ là $\frac{1}{2}$, hệ số của t là 1.
b) Với t = 4, ta có: M(4) = 4+$\frac{1}{2}.4^{3}$ = 36.
Bài 9 trang 31 toán 7 tập 2 Chân trời sáng tạo: Hỏi x = $-\frac{2}{3}$ có phải là một nghiệm của đa thức P(x) = 3x+2 không?
Lời giải tham khảo:
Với x = $-\frac{2}{3}$, ta có:
P($-\frac{2}{3}$) = 3. $-\frac{2}{3}$ +2 = 0.
⇒ x = $-\frac{2}{3}$ là một nghiệm của đa thức P(x).
Bài 10 trang 31 toán 7 tập 2 Chân trời sáng tạo: Cho đa thức Q(y) = 2y² - 5y + 3. Các số nào trong tập hợp {1; 2; 3; \frac{3}{2}} là nghiệm của Q(y)?
Vậy x = 1 và x = $\frac{3}{2}$ là nghiệm của đa thức Q
Bài 11 trang 31 toán 7 tập 2 Chân trời sáng tạo: Đa thức M(t) = 3+t⁴ có nghiệm không? Vì sao?
Lời giải tham khảo:
Ta có: t² ≥ 0 ⇒t² + 4 ≥ 4
⇒ Đa thức M(t) luôn dương với mọi t.
⇒ Đa thức M(t) không có nghiệm.
Bài 12 trang 31 toán 7 tập 2 Chân trời sáng tạo: Một chiếc ca nô đang chạy với tốc độ v = 16 + 2t (v tính theo đơn vị mét?giây, t là thời gian tính theo đơn vị giây). Tính tốc độ của ca nô với t = 5.