1. SỐ THỰC VÀ TẬP HỢP CÁC SỐ THỰC Hoạt động khám phá 1: Trong các số sau, số nào là số hữu tỉ, số nào là số vô tỉ? \(\frac{2}{3}\); 3,(45) ; \(\sqrt{2}\); -45 ; \( -\sqrt{3}\); 0 ; π. Lời giải tham khảo:
Ta có:
3,(45) = \(\frac{38}{11}\); -45 = \(\frac{-45}{1}\); \(0 = \frac{0}{1}\) \(\sqrt{2}\) = 1,414... ; \(-\sqrt{3}\)= -1,732... ; π = 3,1415.. ⇒ Các số: \(\frac{2}{3}\); 3,(45) ; -45 ; 0 là số hữu tỉ.
Các số \(\sqrt{2}; -\sqrt{3}\); π là số vô tỉ.
Thực hành 1: Các khẳng định sau đúng hay sai? Nếu sai, hãy phát biểu lại cho đúng. a) \(\sqrt{3} \in \mathbb{Q}\)
b) \(\sqrt{3} \in \mathbb{R}\)
c) \(\frac{2}{3} \notin \mathbb{R}\)
d) -9 ∈ \(\mathbb{R}\)
Lời giải tham khảo:
a) \(\sqrt{3} \in \mathbb{Q}\) ⇒ Khẳng định sai.
Sửa lại : \(\sqrt{3} \notin \mathbb{Q}\)
b) \(\sqrt{3} \in \mathbb{R}\) ⇒ Khẳng định đúng.
c) \(\frac{2}{3} \notin \mathbb{R}\) ⇒ Khẳng định sai.
Sửa lại : \(\frac{2}{3} \in \mathbb{R}\).
d) -9 ∈ \(\mathbb{R}\) ⇒ Khẳng định đúng.
2. THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ THỰC Hoạt động khám phá 2: Hãy so sánh các số thập phân sau đây: 3,14; 3,1415; 3,141515. Lời giải tham khảo:
Ta có: 3,14 < 3,1415 < 3,141515.
Thực hành 2: So sánh hai số thực: a) 4,(56) và 4,56279
b) -3,(65) và -3,6491
c) 0,(21) và 0,2(12)
d) \(\sqrt{2}\) và 1,42
Lời giải tham khảo:
a) Ta có: 4,(56)= 4,5656….
Vì 4,5656… > 4,56279.
⇒ 4,(56) > 4,56279.
b) Ta có: -3,(65) = -3,6565…
Vì -3,6565…> -3,6491.
⇒ -3,(65) < -3,6491.
c) Ta có:
0,(21) = \(\frac{21}{99}=\frac{7}{33}\). 0,2(12) = \(0,2+\frac{12}{99}=\frac{7}{33}\). ⇒ 0,(21) = 0,2(12).
d) Ta có: \(\sqrt{2}\) = 1,414…
Vì 1,414… < 1,42.
⇒ \(\sqrt{2}\) < 1,42.
Vận dụng 1: Cho một hình vuông có diện tích 5m². Hãy so sánh độ dài a của cạnh hình vuông đó với độ dài b = 2,361m. Lời giải tham khảo:
Độ dài của cạnh hình vuông có diện tích 5 m² là: a = \(\sqrt{5}\) ≈ 2,236 (cm)
Ta có 2,236.. < 2,361
⇒ a < b.
3. TRỤC SỐ THỰC Hoạt động khám phá 3: Quan sát hình vẽ bên và cho biết độ dài của đoạn thẳng OA bằng bao nhiêu? Độ dài OA có là số hữu tỉ hay không?Lời giải tham khảo:
Đường chéo của hình vuông có độ dài đường chéo là 1 bằng \(\sqrt{2}\) là số vô tỉ.
Thực hành 3: Hãy biểu diễn các số thực: -2; \(-\sqrt{2}\); -1,5; 2; 3 trên trục sốLời giải tham khảo:
Biểu diễn các số thực: -2; \(-\sqrt{2}\); -1,5; 2; 3 trên trục số:
Vận dụng 2: Không cần vẽ hình, hãy nêu nhận xét về vị trí của hai số \(\sqrt{2}\); \(\frac{3}{2}\) Lời giải tham khảo:
Ta có:
\(\frac{3}{2}\) = 1,5. \(\sqrt{2}\)= 1,4142.. Vì \(\sqrt{2}\)= 1,4142.. < \(\frac{3}{2}\) = 1,5.
⇒ \(\sqrt{2}\) nằm bên trái số \(\frac{3}{2}\).
4. SỐ ĐỐI CỦA MỘT SỐ THỰC Hoạt động khám phá 4: Gọi A và A' lần lượt là hai điểm biểu diễn hai số 4,5 và -4,5 trên trục số. So sánh OA và OA'. Lời giải tham khảo:
Ta có:
⇒ OA = OA’.
Thực hành 4: Tìm số đối của các số thực sau: 5,12 ; π ; \(\sqrt{13}\) Lời giải tham khảo:
Số đối của các số thực 5,12 ; π ; \(- \sqrt{13}\) lần lượt là: -5,12 ; -π ; \(\sqrt{13}\).
Vận dụng 3: So sánh các số đối của hai số \(\sqrt{2}\) và \(\sqrt{3}\) Lời giải tham khảo:
Các số đối của hai số \(\sqrt{2}\)và \(\sqrt{3}\) lần lượt là: \(-\sqrt{2}\) và \(-\sqrt{3}\).
Vì 2 < 3 ⇒ \(\sqrt{2}\)< \(\sqrt{3}\).
⇒ \(-\sqrt{2}\) > \(-\sqrt{3}\).
5. GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT SỐ THỰC Hoạt động khám phá 5: Trên trục số, so sánh khoảng cách từ điểm 0 đến hai điểm \(\sqrt{2}\) và \(\sqrt{2}\) Lời giải tham khảo:
Khoảng cách từ 0 đến điểm \(\sqrt{2}\) là \(\sqrt{2}\).
Khoảng cách từ 0 đến điểm \(-\sqrt{2}\) là \(\sqrt{2}\).
⇒ Khoảng cách từ 0 đến hai điểm \(\sqrt{2}\) và \(-\sqrt{2}\) là bằng nhau.
Thực hành 5: Tìm giá trị tuyệt đối của các số thực sau: -3,14; 41; -5; 1,(2); \(\sqrt{5}\). Lời giải tham khảo:
Ta có:
|−3,14| = 3,14. |41| = 41. |−5| = 5. |1,(2)| = 1,(2). \(\left| -\sqrt{5} \right|=\sqrt{5}\). Vận dụng 4: Có bao nhiêu số thực x thỏa mãn \(\left| x \right|=\sqrt{3}\)? Lời giải tham khảo:
\(\left| x \right|=\sqrt{3}\)
⇒ x=\sqrt{3}hoặc \(x=-\sqrt{3}\).
6. Bài tập Bài 1 (Trang 38 SGK tập 1 Chân Trời Sáng Tạo) : Hãy thay mỗi ? bằng kí hiệu ∈ hoặc ∉ để có phát biểu đúng \(5 ? \mathbb{Z}\)
\(-2 ? \mathbb{Q}\)
\(\sqrt{2} ? \mathbb{Q}\)
\(\frac{3}{5} ? \mathbb{Q}\)
\(2,3145? \mathbb{I}\);
\(7,62(38)?\mathbb{R}\);
\(0? \mathbb{I}\).
Lời giải tham khảo:
\(\begin{array}{l}5 \in \mathbb{Z};\,\, - 2 \in \mathbb{Q};\,\,\sqrt 2 \notin \mathbb{Q};\\\frac{3}{5} \in \mathbb{Q};\,\,2,31\left( {45} \right) \notin \mathbb{I}\,\,7,62\left( {38} \right) \in \mathbb{R};\,\,0 \notin \mathbb{I}\end{array}\)
Bài 2 (Trang 38 SGK tập 1 Chân Trời Sáng Tạo): Sắp xếp các số thực sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn: \(\frac{-2}{3}\); 4,1; \(-\sqrt{2}\); 3,2; π; \(\frac{-3}{4}\); \(\frac{7}{3}\). Lời giải tham khảo:
Ta có:
\(\frac{2}{3} = 0,\left( 6 \right)\). \(- \sqrt 2 = - 1,414...\). π = 3,1415… \(- \frac{3}{4} = - 0,75\). \(\frac{7}{3} = 2,\left( 3 \right).\) Vì -1,4142.. < -0,75 < -0,(6) < 2,(3) < 3,1415..< 3,2 < 4,1.
⇒ \(- \sqrt 2 < - \frac{3}{4} < \frac{2}{3} < \frac{7}{3} < \pi < 3,2 < 4,1.\)
Bài 3 (Trang 38 SGK tập 1 Chân Trời Sáng Tạo): Hãy cho biết tính đúng, sai của các khẳng định sau: a) \(\sqrt 2 ;\,\sqrt 3 ;\,\sqrt 5\)là các số thực.
b) Số nguyên không là số thực.
c) \(- \frac{1}{2};\frac{2}{3};\, - 0,45\) là các số thực.
d) Số 0 vừa là số hữu tỉ vừa là số vô tỉ.
e) 1; 2; 3; 4 là các số thực.
Lời giải tham khảo:
a) \(\sqrt 2 ;\,\sqrt 3 ;\,\sqrt 5\)là các số thực ⇒ Khẳng định đúng.
b) Số nguyên không là số thực ⇒ Khẳng định sai (vì tất cả các số nguyên đều là số thực).
c) \(- \frac{1}{2};\frac{2}{3};\, - 0,45\) là các số thực ⇒ Khẳng định đúng.
d) Số 0 vừa là số hữu tỉ vừa là số vô tỉ ⇒ Khẳng định sai (vì số 0 không là số vô tỉ).
e) 1; 2; 3; 4 là các số thực ⇒ Khẳng định đúng.
Bài 4 (Trang 38 SGK tập 1 Chân Trời Sáng Tạo): Hãy thay ? bằng các chữ số thích hợp. a) 2,71467 > 2,7 ? 932
b) -5,17934 > -5,17 ? 46
Lời giải tham khảo:
a) 2,71467 > 2,70 932
b) 5,17934 < 5,179 46 nên -5,17934 > -5,179 46
Bài 5 (Trang 38 SGK tập 1 Chân Trời Sáng Tạo): Tìm số đối của các số sau: \(-\sqrt{5}\); 12,(3); 0,4599; \(\sqrt{10}\); -π. Lời giải tham khảo:
Số đối của các số \(-\sqrt{5}\) ; 12,(3) ; 0,4599 ; \(\sqrt{10}\); -π lần lượt là:
\(\sqrt{5}\); -12,(3); -0,4599 ; \(-\sqrt{10}\); π.
Bài 6 (Trang 38 SGK tập 1 Chân Trời Sáng Tạo): Tìm giá trị tuyệt đối của các số sau: \(- \sqrt 7\); 52,(1); 0,68; \(- \frac{3}{2};\,2\pi\). Lời giải tham khảo:
Ta có:
\(\left| { - \sqrt 7 } \right| = \sqrt 7\). |52,(1)| = 52,(1). |0,68| = 0,68. \(\left| { - \frac{3}{2}} \right| = \frac{3}{2}\). \(\left| {2\pi } \right| = 2\pi\) Bài 7 (Trang 38 SGK tập 1 Chân Trời Sáng Tạo): Sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn giá trị tuyệt đối của các số sau: -3,2; 2,13; \(- \sqrt 2 ;\, - \frac{3}{7}\). Lời giải tham khảo:
Ta có:
|-3,2| = 3,2. |2,13| = 2,13. \(\left| {\, - \sqrt 2 } \right| = \sqrt 2 = 1,41\). \(\left| { - \frac{3}{7}} \right| = \frac{3}{7} = 0,42...\). Vì 0,42 < 1,41... < 2,13 < 3,2 nên ta có:
\(\left| { - \frac{3}{7}} \right|\) < \(\left| { - \sqrt 2 } \right|\) < |2,13| < |-3,2|.
Bài 8 (Trang 38 SGK tập 1 Chân Trời Sáng Tạo): Tìm giá trị của x và y biết rằng: \(\left| x \right| = \sqrt 5\) và |y -2| = 0. Lời giải tham khảo:
\(\left| x \right| = \sqrt 5 \Rightarrow x = \sqrt 5\) hoặc \(x = - \sqrt 5\)
|y -2| = 0 ⇒ y - 2 =0 ⇒ y = 2.
Bài 9 (Trang 38 SGK tập 1 Chân Trời Sáng Tạo): Tính giá trị của biểu thức: \(M = \sqrt {\left| { - 9} \right|}\). Lời giải tham khảo:
Vì |-9| = 9
⇒ ta có: \(M = \sqrt {\left| { - 9} \right|} = \sqrt 9 = 3\).