Ibaitap.com sẽ hướng dẫn trả lời chi tiết cho các câu hỏi Toán lớp 8 của bộ sách Chân trời sáng tạo và cuộc sống thuộc [Bài 2: Tứ giác trong CHƯƠNG 3: ĐỊNH LÍ PYTHAGORE. CÁC LOẠI TỨ GIÁC THƯỜNG GẶP thuộc PHẦN HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (HÌNH HỌC PHẲNG) của sách Toán 8 tập 1 bộ Chân trời sáng tạo]. Nội dung chi tiết bài giải mời bạn đọc tham khảo dưới đây:
MỤC LỤC
1. Tứ giác
Thực hành 1 trang 65 SGK Toán 8 tập 1 Chân trời sáng tạo: Vẽ tứ giác MNPQ và tìm:
- Hai đỉnh đối nhau
- Hai đường chéo
- Hai cạnh đối nhau.
Lời giải tham khảo:
Trong tứ giác MNPQ có:
Hai đỉnh đối nhau là: M và P; N và Q;
Hai đường chéo là: MP và NQ;
Hai cạnh đối nhau là: MN và PQ; MQ và NP.
Vận dụng 1 trang 65 SGK Toán 8 tập 1 Chân trời sáng tạo: Tìm các đỉnh, cạnh và đường chéo của tứ giác Long Xuyên CHRL (Hình 6)
Lời giải tham khảo:
Trong tứ giác Long Xuyên CHRL có:
Các đỉnh là: C, H, R, L;
Các cạnh là: CH, HR, RL, LC;
Các đường chéo là: CR và HL.
2. Tổng các góc của một tứ giác
Thực hành 2 trang 66 SGK Toán 8 tập 1 Chân trời sáng tạo: Tìm x trong mỗi tứ giác sau:
Lời giải tham khảo:
Hình 9a):
Xét tứ giác PQRS có: 80° + 70° + 2x + x = 360° (định lí tổng các góc của một tứ giác)
⇒ 3x = 360° - (80° + 70°) = 210°
⇒ x = 70°.
Hình 9b):
Xét tứ giác ABCD có: x + 95° + 100° + 90° = 360° (định lí tổng các góc của một tứ giác)
⇒ x = 360° - (95° + 100° + 90°) = 75°.
Hình 9c):
Xét tứ giác EFGH có: 99° + 90° + 90° + x = 360° (định lí tổng các góc của một tứ giác)
⇒ x = 360° - (99° + 90° + 90°) = 81°.
Vận dụng 2 trang 66 SGK Toán 8 tập 1 Chân trời sáng tạo: Phần thân của cái diều ở Hình 10a được vẽ lại như Hình 10b. Tìm số đo các góc chưa biết trong hình.
Bài tập 2 trang 66 SGK Toán 8 tập 1 Chân trời sáng tạo: Góc kề bù với một góc của tứ giác được gọi là góc ngoài của tứ giác đó.Hãy tính tổng số đo bốn góc ngoài $\widehat{A1},\widehat{B1},\widehat{C1},\widehat{D1}$ của tứ giác ABCD ở Hình 12.
Bài tập 3 trang 67 SGK Toán 8 tập 1 Chân trời sáng tạo: Tứ giác ABCD có $\widehat{A}=100^{\circ}$, góc ngoài tại đỉnh B bằng $110^{\circ},\widehat{C}=75^{\circ}$. Tính số đo góc D
Lời giải tham khảo:
Ta có: $\widehat{B}$ = 180° - 110° = 70°
Vì tổng các góc của một tứ giác bằng 360° nên ta có:
$\widehat{D}$ = 360° - (100° + 70° + 75°) = 115°
Bài tập 4 trang 67 SGK Toán 8 tập 1 Chân trời sáng tạo: Tứ giác ABCD có góc ngoài tại đỉnh A bằng $65^{\circ}$, góc ngoài tại đỉnh B bằng $100^{\circ}$, góc ngoài tại đỉnh C bằng $60^{\circ}$. Tính số đo góc ngoài tại đỉnh D
Ta có $\widehat{D}_{ngoài} + \widehat{ADC}$ = 180° (hai góc kề bù)
⇒ $\widehat{D}_{ngoài}$ + 45° = 180°
⇒ $\widehat{D}_{ngoài}$ = 180° - 45° = 135°
Vậy góc ngoài tại đỉnh D bằng 135°
Bài tập 5 trang 67 SGK Toán 8 tập 1 Chân trời sáng tạo: Tứ giác ABCD có số đo $\widehat{A}=x$, $\widehat{B}=2x$, $\widehat{C}=3x$, $\widehat{D}=4x$. Tính số đo các góc của tứ giác đó.
Bài tập 7 trang 67 SGK Toán 8 tập 1 Chân trời sáng tạo: Trên bản đồ, tứ giác BDNQ với các đỉnh là các thành phố Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn.
a) Tìm các cạnh kề và cạnh đối của cạnh BD
b) Tìm các đường chéo của tứ giác
Lời giải tham khảo:
a) Tứ giác BDNQ có:
Các cạnh kề gồm có: BD và BQ; DB và DN; ND và NQ; QN và QB;