Ibaitap.com sẽ hướng dẫn trả lời chi tiết cho các câu hỏi Toán lớp 7 của bộ sách Chân trời sáng tạo và cuộc sống thuộc [Bài 3 Tam giác cân trong CHƯƠNG VIII: TAM GIÁC thuộc PHẦN HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG - HÌNH HỌC PHẲNG của sách Toán 7 tập 2 bộ Chân trời sáng tạo]. Nội dung chi tiết bài giải mời bạn đọc tham khảo dưới đây:
MỤC LỤC
1. Tam giác cân
Hoạt động khám phá 1: Gấp đôi một tờ giấy hình chữ nhật ABCD theo đường gấp MS. Cắt hình gấp được theo đường chéo AS rồi trải phẳng hình cắt được ra ta có tam giác SAB (Hình 1). Em hãy so sánh hai cạnh SA và SB của tam giác này.
Lời giải tham khảo:
Ta có: SA = SB.
Thực hành 1: Tìm các tam giác cân trong Hình 4. Kể tên các cạnh bên, cạnh đáy, góc ở đỉnh, góc ở đáy của mỗi tam giác cân đó.
Lời giải tham khảo:
Tam giác cân
Cạnh bên
Cạnh đáy
Góc ở đỉnh
Góc ở đáy
$\Delta MHP$
MP = MH
HP
$\widehat{HMP}$
$\widehat{MPH}$, $\widehat{MHP}$.
$\Delta MEF$
ME = MF
EF
$\widehat{EMF}$
$\widehat{MEF}$, $\widehat{MFE}$.
$\Delta MNP$
MN = MP
NP
$\widehat{NMP}$
$\widehat{MNP}$, $\widehat{MPN}$.
2. Tính chất của tam giác cân
Hoạt động khám phá 2: Cho tam giác cân ABC cân tại A (Hình 5). Gọi M là trung điểm cạnh BC. Nối A với M. Em hãy làm theo gợi ý sau để chứng minh $\widehat{ABC} = \widehat{ACB}$
Xét $\Delta AMB$ và $\Delta AMC$ có:
AB = ? (?)
MB = MC (?)
AM là cạnh ?
Vậy $\Delta AMB = \Delta AMC$ (c.c.c).
⇒ $\widehat{ABC} = \widehat{ACB}$.
Lời giải tham khảo:
Xét $\Delta AMB$ và $\Delta AMC$ có:
AB = AC
MB = MC
AM là cạnh góc vuông
Vậy $\Delta AMB = \Delta AMC$ (c.c.c).
⇒ $\widehat{ABC} = \widehat{ACB}$.
Thực hành 2: Tìm số đo các góc chưa biết của mỗi tam giác trong Hình 7.
Hoạt động khám phá 3: Cho tam giác ABC có $\widehat{A} = \widehat{C}$. Vẽ đường thẳng đi qua điểm B, vuông góc với AC và cắt AC tại H (Hình 9). Em hãy làm theo gợi ý sau để chứng minh BA = BC.
Lời giải tham khảo:
Xét $\Delta AHB$ và $\Delta CHB$ cùng vuông tại H, ta có:
⇒ AM = MB = $\frac{AB}{2}$, AM = MC = $\frac{AC}{2}$ mà AB = AC ( vì $\Delta ABC$ cân)
⇒ AM = AN
⇒ Tam giác AMN cân tại A.
c. Xét $\Delta AMN$ cân tại A có: $\widehat{AMN} = \frac{180^{o}-\widehat{A}}{2}$
Xét $\Delta ABC$ cân tại A có: $\widehat{ABC} = \frac{180^{o}-\widehat{A}}{2}$
⇒ $\widehat{AMN} = \widehat{ABC}$ mà 2 góc này ở vị trí đồng vị
⇒ MN // BC.
Bài 4 trang 62 toán 7 tập 2 Chân trời sáng tạo: Cho tam giác ABC cân tại A (hình 16). Tia phân giác của góc B cắt AC tại F, tia phân giác của góc C cắt AB tại E.
a) Chứng minh rằng $\widehat{ABF} = \widehat{ACE}$
b) Chứng minh rằng tam giác AEF cân.
c) Gọi I là giao điểm của BF và CE. Chứng minh rằng tam giác IBC và tam giác IEF là những tam giác cân.
Lời giải tham khảo:
a) Vì tam giác ABC cân tại A
⇒ $\widehat{B} = \widehat{C}$ mà $\widehat{ABF} = \frac{1}{2}\widehat{B}$; $\widehat{ACE}= \frac{1}{2}\widehat{C}$
⇒ $\widehat{ABF} = \widehat{ACE}$
b) Xét tam giác $\Delta AEC$ và $\Delta AFB$ có:
$\widehat{A}$ chung
AB = AC
$\widehat{ABF} = \widehat{ACE}$
⇒ $\Delta AEC = \Delta AFB$ (g.c.g)
⇒ AE = AF
⇒ Tam giác AEF cân tại A.
c) Chứng minh tương tự câu a ta có: $\widehat{IBC} = \widehat{ICB}$
Xét tam giác IBC có: $\widehat{IBC} = \widehat{ICB}$
⇒ $\Delta IBC$ cân tại I.
$\Delta IBC$ cân tại I ⇒ IB = IC
$\Delta AEC = \Delta AFB$
⇒ BF = CE
Ta có: IE = CE - IC; IF = BF - BI
⇒ IE = IF
⇒ $\Delta IEF$ cân tại I.
Bài 5 trang 62 toán 7 tập 2 Chân trời sáng tạo: Phần thân của một móc treo quần áo có dạng hình tam giác cân (Hình 17a) được vẽ lại như Hình 17b. Cho biết AB = 20cm; BC = 28cm và $\widehat{B} = 35^{0}$. Tìm số đo các góc còn lại và chu vi của tam giác ABC.
Lời giải tham khảo:
Vì tam giác ABC cân tại A
⇒ AB = AC = 20cm; $\widehat{B} = \widehat{C} = 35^{0}$