Ibaitap: Qua bài [Công thức] Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn cùng tổng hợp lại các kiến thức về các cách biến đổi biểu thức chứa cănvà hướng dẫn lời giải chi tiết bài tập áp dụng.
MỤC LỤC
I. ĐƯA THỪA SỐ RA NGOÀI DẤU CĂN
Với hai biểu thức A, B mà trong đó B ≥ 0, ta có: \(\sqrt{{{A}^{2}}B}=|A|\sqrt{B}\)
Nếu A ≥ 0 và B ≥ 0 thì \(\sqrt {{A^2}.B} = A\sqrt B\).
Nếu A < 0 và B ≥ 0 thì \(\sqrt {{A^2}.B} = - A\sqrt B\).
II. ĐƯA THỪA SỐ VÀO TRONG DẤU CĂN
Phép đưa thừa số ra ngoài dấu căn là phép biến đổi ngược của phép đưa thừa số vào trong dấu căn:
Nếu A ≥ 0 và B ≥ 0 thì \(A\sqrt{B}=\sqrt{{{A}^{2}}B}\).
Nếu A < 0 và B ≥ 0 thì \(A\sqrt{B}=-\sqrt{{{A}^{2}}B}\).
III. KHỬ MẪU CỦA BIỂU THỨC LẤY CĂN
Với các biểu thức A, B mà trong đó A.B ≥ 0 và B ≠ 0, ta có:
\(\sqrt{\frac{A}{B}}=\frac{\sqrt{AB}}{|B|}\)
IV. TRỤC CĂN THỨC Ở MẪU
Định nghĩa biểu thức liên hợp
Hai biểu thức \(\sqrt x + \sqrt y\) và \(\sqrt x - \sqrt y\) được gọi là hai biểu thức liên hợp.
⇒ Tổng quát: hai biểu thức \(\sqrt[n]{{a + b\sqrt c }}\) và \(\sqrt[n]{{a - b\sqrt c }}\) trong đó a, b, c là các biểu thức được gọi là hai biểu thức liên hợp bậc n.
Trục căn thức ở mẫu
Với các biểu thức A, B mà trong đó B > 0 , ta có:
\(\frac{A}{{\sqrt B }} = \frac{{A\sqrt B }}{B}\)
Với các biểu thức A, B, C mà trong đó A ≥ 0, \(A ≠ B^2\), ta có: