Ibaitap: Qua bài [Công thức tính] [Thể tích] của Hình Cầu & bài tập tham khảo cùng tổng hợp lại các kiến thức về hình cầu và hướng dẫn lời giải chi tiết bài tập áp dụng.
I. ĐỊNH NGHĨA HÌNH CẦU Khi quay nửa hình tròn (O, R) một vòng quanh đường kính AB cố định thì ta sẽ được một hình cầu.
Nửa đường tròn trong phép quay trên sẽ tạo thành một mặt cầu. Điểm O được gọi tâm hình cầu, R là bán kính của hình cầu hay mặt cầu đó. Ví dụ: Hình cầu (O; R).
II.THỂ TÍCH HÌNH CẦU Thể tích hình cầu được tính bằng ⁴/₃ lần tích của lập phương bán kính hình cầu với π:
\(V = {4\over {3}} πR^3\) Trong đó:
V: thể tích hình cầu.r: bán kính mặt cầu/hình cầu.III. BÀI TẬP THAM KHẢO THỂ TÍCH HÌNH CẦU Ví dụ: Tính thể tích của hình cầu có bán kính nối từ tâm O dài: 9m; 12m. Lời giải tham khảo:
Áp dụng công thức tính thể tích của hình cầu, ta có thể tích của hình cầu (O, R) là:
R = 9m: \(V = {4\over {3}} πR^3={4\over {3}}.π.9^3 = 972π (m^3)\) R = 12m: \(V = {4\over {3}} πR^3={4\over {3}}.π.12^3 = 1728π (m^3)\)