Ibaitap: Qua bài [Định nghĩa] [Các dạng] Hàm số bậc nhất cùng tổng hợp lại các kiến thức về hàm số bậc nhất và hướng dẫn lời giải chi tiết bài tập áp dụng.
MỤC LỤC
I. ĐỊNH NGHĨA HÀM SỐ BẬC NHẤT y = ax + b
Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng y = ax + b trong đó a và b là những hằng số với a ≠ 0.
Tập xác định
Tập xác định hàm số y = ax + b là D = R.
Chiều biến thiên
Với a > 0 hàm số đồng biến trên R.
Với a < 0 hàm số nghịch biến trên R.
Bảng biến thiên
Đồ thị của hàm số
Đồ thị của hàm số y = ax + b là một đường thẳng không song song và cũng không trùng với các trục tọa độ, luôn song song với đường thẳng y = ax (nếu b ≠ 0) (nếu b ≠ 0)
Đồ thị của hàm số y = ax + b có hệ số góc a = tanα với α là góc tạo bởi tia O x và phần đồ thị hàm số ở phía trên trục hoành và đi qua hai điểm là (0; b) và \((-\frac{b}{a};0)\).
II. HÀM HẰNG y = b
Đồ thị hàm số y = b là một đường thẳng song song hoặc trùng với trục hoành và cắt trục tung tại điểm (0 ; b).
Hàm số y = b được gọi là hàm hằng.
III. HÀM SỐ y = |x|
Tập xác định
Tập xác định hàm số y = |x| là D = R.
Chiều biến thiên
Theo định nghĩa của giá trị tuyệt đối, ta có \(y=|x|=\left\{ \begin{array}{*{35}{r}} x\text{ khi }x\ge 0 \\ -x\text{ khi }x<0 \\ \end{array} \right.\)
⇒ Hàm số y = |x| nghịch biến trên khoảng ( –∞; 0) và đồng biến trên khoảng (0; +∞).
Bảng biến thiên
Khi x > 0 và tiến tới +∞ thì y = x dần tới +∞, khi x < 0 tiến về –∞ thì y = –x cũng dần tới +∞. Từ đó ta có bảng biến thiên:
Đồ thị của hàm số
Trong nửa khoảng [0; +∞) đồ thị của hàm số y = |x| trùng với đồ thị hàm số y = x, còn khoảng (–∞; 0) thì đồ thị của hàm số y = |x| trùng với đồ thị hàm số y = –x.
Chú ý: Hàm số y = |x| là một hàm số chẵn, đồ thị của nó nhận trục Oy làm trục đối xứng.
IV. BÀI TẬP THAM KHẢO VỀ HÀM SỐ BẬC NHẤT
Ví dụ: Tìm đồ thị hàm số y = ax + b biết chúng đi qua 2 điểm sau:
a) A(0; 3) và B(3; 0).
b) A(1; 2) và B (2; 1).
c) A(15; –3) và B (21; –3).
Lời giải tham khảo:
a) Điểm A(0; 3) thuộc đồ thị hàm số y = ax + b ⇒ 3 = a.0 + b ⇒ b = 3.
Điểm B(3; 0) thuộc đồ thị hàm số y = ax + b ⇒ 0 = a.3 + 3 ⇒ a = –1.
Vậy đồ thị hàm số cần tìm là y = -x + 3.
b) Điểm A(1; 2) thuộc đồ thị hàm số y = ax + b ⇒ 2 = a.1 + b ⇒ b = 2 – a (1)
Điểm B (2; 1) thuộc đồ thị hàm số y = ax + b ⇒ 1 = 2.a + b (2)
Từ (1) và (2) ta được: 2a + 2 – a = 1 ⇒ a = –1
⇒ b = 2 – a = 3.
Vậy đồ thị hàm số cần tìm là y = -x + 3.
c) Điểm A(15; –3) thuộc đồ thị hàm số y = ax + b ⇒ –3 = 15.a + b ⇒ b = –3 – 15.a (1)
Điểm B (21; –3) thuộc đồ thị hàm số y = ax + b ⇒ –3 = 21.a + b ⇒ b = –3 – 21.a (2)
Từ (1) và (2) ta được: –3 – 15.a = –3 – 21.a ⇒ a = 0