IBAITAP: Hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ như thế nào? Chúng có ý nghĩa như thế nào? Nghệ thuật được sử dụng ra sao? Hãy cùng ibaitap tìm hiểu thông qua hai tác phẩm “Cảnh khuya, Rằm tháng giêng” hôm nay nhé.
I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ “CẢNH KHUYA, RẰM THÁNG GIÊNG”
Cả hai bài thơ đều được Bác Hồ sáng tác vào thời kì đầu chống thực dân Pháp (năm 1947).
II. TÓM TẮT BÀI THƠ “CẢNH KHUYA, RẰM THÁNG GIÊNG”
Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng nơi chiến khu Việt Bắc cùng tinh thần yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước của Bác Hồ.
III. BỐ CỤC BÀI THƠ “CẢNH KHUYA, RẰM THÁNG GIÊNG”
Cả hai bài thơ đều có thể chia thành 2 phần như sau:
Cảnh khuya
- Phần 1 (hai câu đầu): Bức tranh thiên nhiên về cảnh khuya tại chiến khu Việt Bắc.
- Phần 2 (hai câu cuối): Tâm trạng của nhà thơ.
Rằm tháng giêng
- Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh đêm trăng tròn trên sông Việt Bắc.
- Phần 2 (hai câu cuối): Hoạt động cách mạng của con người trong đêm trăng.
IV. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI THƠ “CẢNH KHUYA, RẰM THÁNG GIÊNG”
Câu 1: Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu được làm theo thể thơ nào? Vận dụng những hiểu biết về thể thơ này qua những bài thơ Đường mà em đã học, hãy chỉ ra đặc điểm về số tiếng trong mỗi câu thơ, số câu của một bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của hai bài thơ nói trên. (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 142)
Lời giải chi tiết:
- Cả hai bài thơ đều được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Mỗi bài 4 câu mỗi câu 7 chữ. Hiệp vần ở cuối dòng 1- 2- 4.
- Cách ngắt nhịp như sau:
- Cảnh khuya: Câu 1 ngắt theo nhịp: 3/4; Câu 2 + 3 ngắt theo nhịp: 4/3; Câu 4 ngắt theo nhịp: 2/5.
- Rằm tháng giêng: Cả bài được ngắt theo nhịp 4/3.
Câu 2: Phân tích hai câu đầu của bài thơ Cảnh khuya. (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 142)
Lời giải chi tiết:
Hai câu thơ đầu của bài thơ “Cảnh khuya” dùng để miêu tả cảnh trăng sáng.
- Tiếng suối được so sánh giống như tiếng hát trong trẻo vang vọng trong đêm: gợi sự chân thực phù hợp với hoàn cảnh của Việt Bắc lúc bấy giờ, cách so sánh đó còn làm cho con suối trở nên ấm áp, gần gũi với con người.
- Câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” đã gợi lên bức tranh bởi sự giao hòa giữa ánh trăng và cảnh vật.
- Động từ “lồng” được nhấn mạnh hai lần thể hiện sự hòa quyện giữa ánh trăng với dáng cây cổ thụ tạo nên bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét cùng hình khối quấn quýt ấm áp giúp câu thơ vừa lung linh huyền ảo mà vừa cổ kính trang nghiêm.
→ Vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc qua hai câu thơ đầu trở nên huyền ảo, lung linh, vừa có hình ảnh lại vừa có âm thanh êm ái, trong sáng.
Câu 3: Hai câu thơ cuối của bài Cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 142)
Lời giải chi tiết:
Hai câu thơ cuối thể hiện tình say đắm của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Cụm từ “chưa ngủ” được nhắc lại 2 lần người vì cảnh thiên nhiên Tây Bắc mà không nỡ ngủ không chỉ vậy người mất ngủ vì còn đang lo lắng về vận nước điều này thể hiện tấm lòng tha thiết vì dân vì nước của Bác Hồ.
Câu 4: Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 142)
Lời giải chi tiết:
- Không gian miêu tả trong bài Rằm tháng giêng:
- Không gian rộng lớn bao la bởi sự mở ra đến vô biên của dòng sông cùng bầu trời. Nó đã làm dòng sông tràn ngập ánh trăng, trời trăng và con thuyền cũng chở đầy trăng.
- Hình ảnh tràn ngập ánh trăng: Nhan đề đã thể hiện ý nghĩa ấy, đây chính là ngày trăng đẹp nhất "trăng ngày rằm", hơn cả đây là mùa trăng đầu tiên trong năm, bao sự tinh khôi, mới mẻ và linh thiêng trong "rằm tháng giêng".
- Tràn đầy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân và vạn vật căng đầy sức sống.
⟹ Mặc dù là vào ban đêm nhưng cảnh vật ở đây vẫn phơi phới lồng lộng và đầy sức sống.
- Cách miêu tả trong bài Rằm tháng giêng:
- Không miêu tả cụ thể chi tiết mà chỉ chú ý khái quát đến cảnh vật và sự hài hòa giữa các cảnh vật.
- Nét đặc biệt về từ ngữ của câu thơ thứ hai nằm ở chỗ:
- Ba chữ xuân được viết nối tiếp nhau: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên.
- Ý nghĩa của chúng là: thể hiện sự tràn đầy của sức xuân, sắc xuân tạo cảm giác sức sống ấy đang trỗi dậy, đây là một mùa xuân đang chuyển động lớn dần lên.
Câu 5: Trong bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong SGK Ngữ văn 7 tập 1? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 142)
Lời giải chi tiết:
Bài thơ Nguyên tiêu gợi cho em nhớ đến những câu thơ trong bài thơ “Phong Kiều dạ bạc” của Trương Kế (nói đến hình ảnh con thuyền trên sông nước).
Cơ Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Câu 6: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 142)
Lời giải chi tiết:
Mặc dù cả hai bài thơ đều ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang hết sức khó khăn, vận mệnh của dân tộc đang trong trạng thái nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung cùng tinh thần lạc quan của Bác, cụ thể như sau:
- Tâm hồn chan hòa cùng thiên nhiên, say đắm thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên trước mọi hoàn cảnh.
- Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, đó là những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông.
- Cả hai bài thơ đều nói lên vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ Cách mạng yêu nước, đêm ngày lo vận mệnh nước nhà.
Câu 7: Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 142)
Lời giải chi tiết:
Cả hai bài thơ đều viết về vẻ đẹp của trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp đó lại được cảm nhận bằng một vẻ riêng.
- Trăng trong bài thơ “Cảnh khuya” là ánh trăng đã được tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá. Ánh trăng lồng bóng vào cây cổ thụ in bóng hoa lên mặt đất tất cả cảnh vật dường như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng. Hơn nữa, việc sử dụng tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng.
- Trăng trong bài thơ "Rằm tháng giêng" trăng là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa xuân. Cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói. Sự đặc biệt ở đây là sự chan hòa của ánh trăng như tràn đầy con thuyền nhỏ.
V. Luyện tập
Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên.
Lời giải chi tiết:
NGẮM TRĂNG
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Chiều tối (Nhật kí trong tù)
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Giải đi sớm
Gà gáy một lần đêm chứa tan
Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn
Người đi cất bước trên đường thăm
Rát mặt đêm thu trận gió hàn.
TIN THẮNG TRẬN
Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên khu báo về.