IBAITAP: Chắc hẳn các em ai cũng đã từng thấy dấu ngoặc kép trong các văn bản hay các bài học. Để biết được dấu ngoặc kép có tác dụng gì và cách sử dụng chúng ra sao hãy cùng ibaitap đến với bài học “Dấu ngoặc kép” nhé.
MỤC LỤC
I. CÔNG DỤNG
Câu hỏi: Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau dùng để làm gì? (SGK Ngữ văn 8 tập 1- trang 141)
a) Thánh Găng-đi có một phương châm: “Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn”.
(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
b) Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn!
(Thúy Lan, Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử)
c) Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.
(Thép mới, Cây tre Việt Nam)
d) Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”. “Bên kia sông Đuống”,… ra đời.
(Ngữ văn 7, tập hai)
Lời giải chi tiết:
- Dấu ngoặc kép trong các đoạn trích trên dùng để:
a) Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b) Đánh dấu, nhấn mạnh từ ngữ được hiểu theo cách đặc biệt để ẩn dụ chiếc cầu.
c) Đánh dấu từ ngữ mang hàm ý mỉa mai châm biếm.
d) Chỉ trên của vở kịch.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích (trang 142, 143 SGK Ngữ văn 8 tập 1).
Lời giải chi tiết:
- Công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích dùng để đánh dấu:
a) Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b) Từ ngữ dùng với hàm ý mỉa mai châm biếm.
c) Dẫn lời nói trực tiếp, dẫn lại lời nói của người khác.
d) Từ ngữ dẫn trực tiếp và có hàm ý mỉa mai châm biếm.
e) Dẫn lời nói trực tiếp của người khác.
Câu 2: Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong những đoạn trích (trang 143 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và giải thích lí do. (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 143)
Lời giải chi tiết:
a, Đặt dấu hai chấm sau từ "cười bảo" để báo trước lời hội thoại.
Đặt dấu ngoặc kép đánh dấu giữa từ "cá tươi" và "tươi" để đánh dấu từ ngữ được dẫn lại của người khác.
b, Đặt dấu hai chấm sau từ "chú Tiến Lê" để báo lời dẫn trực tiếp của nhân vật.
Đặt dấu ngoặc kép vào câu "Cháu hãy vẽ cái gì đó thân thuộc nhất với cháu."
c, Đặt dấu hai chấm sau từ "bảo hắn"
Đặt dấu ngoặc kép vào đoạn từ "Đây là cái vườn mà ông cụ… bán đi một sào"
Câu 3: Vì sao hai câu (trang 143, 144 SGK Ngữ văn 8 tập 1) đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau? (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 143)
Lời giải chi tiết:
Hai câu có cùng ý nghĩa nhưng dùng dấu câu lại khác nhau vì:
Đánh dấu lời dẫn trực tiếp của bác Hồ.
Đây không phải lời dẫn trực tiếp.
Câu 4: Viết đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của các loại dấu câu đó trong đoạn trích. (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 144)
Lời giải chi tiết:
Tố Hữu (1920-2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh tại làng Phù Lai, gần cố đô Huế. Tập thơ “ Từ ấy” ông đã viết:
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim".
- Các dấu trong đoạn văn dùng để:
Dấu ngoặc đơn dùng để chú thích thêm về tác giả.
Dấu hai chấm dùng để bảo trước lời dẫn nguyên văn.
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu đoạn trích.
Câu 5: Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong một bài học Ngữ văn 8, tập 1, giải thích công dụng của chúng. (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 144)
Lời giải chi tiết:
- Những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong một bài học Ngữ văn 8- tập 1 là:
Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.
Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng "sáng mắt ra"…
Theo thống kê của Hội nghị Cai-rô (Ai Cập) họp ngày 5-9- 1994 thì tỉ lệ sinh con của một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê- pan: 6,3; Ru-an-đa : 8,1