IBAITAP: Cùng ibaitap đến với bài học “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" hôm nay để hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của truyện.
MỤC LỤC
I. TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1: Đối với cuộc sống của con người, tùy từng thời điểm cụ thể, các hiện tượng tự nhiên có thể bộc lộ một trong hai mặt: ích lợi và tác hại. Nêu một số ích lợi và tác hại của các hiện tượng đó. (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 13)
Lời giải chi tiết:
- Một số ích lợi cùng tác hại của các hiện tượng tự nhiên đó là:
Nắng là một hiện tượng thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích như: mang đến cho con người sự thoải mái, làm khô những đồ may mặc và thực phẩm để bảo quản lâu ngày. Nhưng nếu nắng quá gắt và kéo dài sẽ gây ra sự nóng bức, khó chịu đồng thời dẫn đến tình trạng thiếu nước cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày của con người.
Mưa là một hiện tượng thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích như: cung cấp nước cho sinh hoạt thường ngày của con người, những hoạt động sản xuất và giúp cây cối đâm chồi nảy lộc. Nhưng nếu mưa to và liên tục sẽ gây nên lũ lụt gây chết người và phá hỏng nhiều công trình.
Câu 2: Hãy nêu những hoạt động của con người nhằm hạn chế tác hại của các hiện tượng tự nhiên mà em biết. (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 13)
Lời giải chi tiết:
Những hoạt động của con người nhằm hạn chế tác hại của các hiện tượng tự nhiên mà em biết đó là: trồng cây gây rừng, xây dựng đê và đập để chống lũ, không vứt rác bừa bãi….
II. ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Theo dõi, chú ý thời gian diễn ra câu chuyện. (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 13)
Lời giải chi tiết:
Thời gian diễn ra câu chuyện là vào đời vua Hùng Vương thứ mười tám.
Câu 2: Sính lễ ở đây có gì đặc biệt? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 14)
Lời giải chi tiết:
Sính lễ ở đây rất nhiều và dễ tìm ở miền núi điều này chứng tỏ Sơn Tinh có ưu thế hơn Thuỷ Tinh.
Câu 3: Điều gì sẽ xảy ra khi Thủy Tinh tức giận? Sơn Tinh đã ngăn chặn dòng lũ bằng cách nào? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 14)
Lời giải chi tiết:
- Điều xảy ra khi Thủy Tinh tức giận là:
Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, đòi cướp Mị Nương.
Thần hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh.
- Sơn Tinh ngăn chặn dòng lũ bằng cách:
Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ.
Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
III. SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Các sự kiện trong một câu chuyện dân gian thường được kết nối với nhau bởi quan hệ nguyên nhân và kết quả. Hãy tóm lược cốt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả và thể hiện chuỗi quan hệ đó theo mẫu sau: (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 15)
Nguyên nhân (Vua Hùng tổ chức kén rể) —> Kết quả/ nguyên nhân (Hai chàng trai tài giỏi cùng đến thi tài, không ai chịu thua ai) —> Kết quả (Vua Hùng ra điều kiện ai mang sính lễ đến trước thì gả con gái cho)
Lời giải chi tiết:
Cốt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả theo mẫu như sau:
Vua Hùng tổ chức kén rể.
Hai chàng trai tài giỏi cùng đến thi tài, không ai chịu thua ai.
Vua Hùng ra điều kiện ai mang sính lễ đến trước thì gả con gái cho.
Sơn Tinh đến trước và lấy được vợ.
Thủy Tinh đến sau đùng đùng tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua và rút về.
Oán nặng, thù sâu hàng năm, Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều không thẳng nổi đành rút quân về.
Câu 2: Trong câu chuyện này, những nhân vật nào được gọi là thần? Hãy chỉ ra những đặc điểm khiến cho họ được coi là những vị thần. (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 15)
Lời giải chi tiết:
Những nhân vật được gọi là thần trong truyện này là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Những đặc điểm khiến họ được coi là những vị thần là họ có những năng lực siêu nhiên, có thể hô mưa gọi gió, dời núi, điều khiển được tự nhiên, vũ trụ.
Câu 3: Cuộc thi tài kén rể trong câu chuyện này có gì đặc biệt? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 15)
Lời giải chi tiết:
Cuộc thi tài kén rể trong câu chuyện đặc biệt vì nhà vua không thể chọn được người nào phù hợp với Mị Nương nên buộc phải đưa ra yêu cầu về sính lễ cùng thử thách về thời gian. Sính lễ và thử thách mà nhà vua đưa ra đều nằm trên cạn điều này có thể thấy ngay từ đầu nhà vua đã nghiêng về Sơn Tinh hơn, người mang đến lợi ích tốt đẹp cho cuộc sống con người.
Câu 4: Sơn Tinh phải giao tranh với Thuỷ Tinh vì lí do gì? Ai là người thắng cuộc và vì sao người thắng cuộc xứng đáng được xem là một anh hùng? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 15)
Lời giải chi tiết:
- Sơn Tinh phải giao tranh với Thủy Tinh vì Sơn Tinh đã tới trước nên đã lấy được Mị Nương còn Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ nên đùng đùng nổi giận dâng nước nhằm cướp lại nàng Mị Nương.
- Người thắng cuộc là Sơn Tinh, và chàng được coi là anh hùng vì Sơn Tinh chiến đấu chống lại Thủy Tinh là để bảo vệ hạnh phúc cùng bình yên của nhân dân.
Câu 5: Chủ đề của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 15)
Lời giải chi tiết:
Chủ đề của truyện là ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt cổ đồng thời kể câu chuyện về quá trình dựng nước, giữ nước của các vua Hùng.
Câu 6: Truyền thuyết cũng thường lí giải nguồn gốc các sự vật, hiện tượng hoặc nguyên nhân của một hiện tượng thời tiết trong năm. Theo em, truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lí giải hiện tượng tự nhiên nào? Tác giả dân gian cho rằng do đâu mà có hiện tượng tự nhiên đó? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 15)
Lời giải chi tiết:
- Theo em truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm lí giải hiện tượng mưa gió và bão lụt hằng năm ở nước ta. Tác giả dân gian cho rằng nguyên nhân của hiện tượng mưa gió, bão lụt ấy chính là sự thù hận của Thủy Tinh sau khi không giành lại được Mị Nương từ tay Sơn Tinh và thất bại trong cuộc cầu hôn.
Câu 7: Thử tưởng tượng em là Thuỷ Tinh và nêu những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật sau khi bị thua cuộc. (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 15)
Lời giải chi tiết:
Thua cuộc tôi rất giận dữ với những cuộc phản công dữ dội của Sơn Tinh, nhưng dù tôi có phép thuật cao cường đến đâu cũng đành bất lực và khuất phục trước sự dũng mãnh và mưu trí của Sơn Tinh.
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Đề bài: Đây là tưởng tượng của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp về hình ảnh Sơn Tinh và Thuỷ Tinh: (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 15, 16)
Sơn Tinh có một mắt ở trán
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì
Một thần phi bạch hổ trên cạn
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.
(Nguyễn Nhược Pháp, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, trích trong tập Ngày xưa, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1996, tr. 9)
Điều này cho thấy, từ những thông tin về nhân vật trong câu chuyện, mỗi chúng ta đều có thể tưởng tượng ra ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo cách riêng. Hãy ghi lại tưởng tượng của em bằng một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu).
Lời giải chi tiết:
Ngoại hình của Sơn Tinh - Thuỷ Tinh luôn là điều gây tò mò cho bạn đọc. Qua tưởng tượng của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp về hình ảnh Sơn Tinh và Thuỷ Tinh em có thể thấy Sơn Tinh là vị thần núi cưỡi bạch hổ oai phong lẫm liệt và có ba mắt. Con mắt thứ ba ấy có thể nhìn mọi thứ để thấy cảnh nhân dân lầm than trong dòng nước lũ và dâng quyết tâm chiến thắng Thủy Tinh. Còn Thuỷ Tinh mang dáng vẻ phong trần với râu ria quăn xanh rì cùng màu xanh của biển nhuốm trên mình. Thuỷ Tinh cưỡi rồng uy nghi càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của quyền lực và bão tố. Hai chàng trai là hai vẻ đẹp khác nhau đồng thời là hai bức họa sống động về tự nhiên muôn màu.
MỤC LỤC
MỤC LỤC SÁCH
SOẠN VĂN 6 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG HỌC KỲ 1