Cùng ibaitap rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ , cách dùng từ và làm tăng vốn từ.
MỤC LỤC
I. RÈN LUYỆN ĐỂ NẮM VỮNG NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁCH DÙNG TỪ
Ví dụ 1: Qua ý kiến sau đây, em hiểu tác giả muốn nói điều gì? (SGK Ngữ văn 9, tập 1 - trang 99):
Lời giải tham khảo:
Ý kiến của cố thủ tướng, nhà văn hóa Phạm Văn Đồng có 2 ý kiến quan trọng:
a) Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu đẹp, có khả năng đáp ứng được nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người Việt.
b) Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải luôn không ngừng trau dồi vốn từ của mình, vận dụng vốn từ đã học được một cách nhuần nhuyễn.
Ví dụ 2: Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau. (SGK Ngữ văn 9, tập 1 - trang 100):
Lời giải tham khảo:
a) Lỗi lặp từ ngữ: Thắng cảnh đã có nghĩa là cảnh đẹp, không cần thêm từ đẹp phía sau.
b) Lỗi dùng sai từ “Dự đoán” trong khoa học không thể dự đoán.
c) Lỗi: Từ “Đẩy mạnh” không thể đi với từ “quy mô” (chỉ mức độ to nhỏ) thay vào đó bằng từ “mở rộng”.
II. RÈN LUYỆN ĐỂ LÀM TĂNG VỐN TỪ
Ví dụ: Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?
Lời giải tham khảo:
- Ngòi bút tài hoa của tác giả Nguyễn Du không phải là có sẵn mà là học qua lời ăn tiếng nói của quần chúng.
- Trau dồi vốn từ ngoài việc cần hiểu chính xác nghĩa để dùng đúng từ ngữ mà còn phải làm giàu vốn từ bằng cách học và tìm hiểu thêm những từ mới.
III. LUYỆN TẬP
Câu 1: Chọn cách giải thích đúng (SGK Ngữ văn 9, tập 1 - trang 100):
Lời giải tham khảo:
- Hậu quả: ý chỉ kết quả xấu.
- Đoạt: ám chỉ chiếm được phần thắng.
- Tinh tú: chỉ những sao trên trời (cách nói khái quát).
Câu 2: Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt (SGK Ngữ văn 9, tập 1 - trang 100)
Lời giải tham khảo:
a) Tuyệt:
- Ý nghĩa là dứt, không còn gì: tuyệt chủng (không còn nòi giống), tuyệt giao (cắt đứt giao du), tuyệt tự (không có người kế nghiệp, nối dõi), tuyệt thực (nhịn ăn - một hình thức đấu tranh).
- Ý nghĩa là cực kỳ, nhất: tuyệt mật (việc cần giữ bí mật tuyệt đối), tuyệt tác (tác phẩm đạt đến độ hay, đẹp đến nhất), tuyệt trần (đứng nhất trên đời, không có gì có thể sánh bằng).
b) Đồng:
- Ý nghĩa là cùng nhau, giống nhau: đồng âm (những từ có âm giống nhau), đồng bào (những người cùng giống nòi, dân tộc, Tổ quốc với hàm ý có quan hệ thân thiết như ruột thịt), đồng chí (những người có chung chí hướng chính trị), đồng môn (những người cùng học một thầy hoặc cùng môn phái), đồng niên (những người cùng tuổi).
- Ý nghĩa là trẻ em: đồng ấu ( những trẻ em tầm 7, 8 tuổi), đồng dao (những bài hát dân gian dành cho trẻ em), đồng thoại (truyện viết dành cho trẻ em).
- Ý nghĩa là (chất) kim loại gọi là đồng: trống đồng, lư đồng...
Câu 3: Sửa lỗi dùng từ trong các câu (SGK Ngữ văn 9, tập 1 - trang 100)
Lời giải tham khảo:
a) “Vào đêm khuya, đường phố rất im lặng.”
Dùng sai ở từ im lặng - thường được sử dụng để nói về con người, cảnh tượng liên quan đến con người. Có thể thay từ im lặng bằng từ vắng lặng, yên tĩnh...
→ Vào đêm khuya, đường phố rất yên tĩnh.
b) “Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.”
Sử dụng sai từ thành lập. Từ thành lập có nghĩa là “lập nên, xây dựng nên một tổ chức ví dụ như nhà nước, Đảng, hội, công ty, câu lạc bộ..." Trong công tác ngoại giao thì quan hệ ngoại giao không được tính là một tổ chức. Có thể thay từ thành lập thành từ thiết lập.
→ Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
c) “Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.”
Sử dụng sai từ cảm xúc. Từ cảm xúc được sử dụng như một danh từ, mang nghĩa là “sự rung động trong lòng do tiếp xúc với một sự việc nào đó”. Đôi khi cảm xúc còn được sử dụng như một động từ. Do đó từ cảm xúc có thể thay bằng từ cảm động, xúc động hay cảm phục.
→ Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm động.
d) “Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách 2500 năm.”
Sử dụng sai từ dự đoán. Từ dự đoán mang nghĩa là “báo trước tình hình hay tình huống nào đó xảy ra trong tương lai”. Do vậy từ dự đoán có thể thay bằng từ như: phỏng đoán, ước đoán, ước tính...
→ Các nhà khoa học phỏng đoán những chiếc bình này đã có cách 2500 năm.
Câu 4: Bình luận ý kiến của nhà thơ Chế Lan Viên (SGK Ngữ văn 9, tập 1 - trang 100)
Lời giải tham khảo:
Nhà thơ Chế Lan Viên muốn khẳng định: tiếng Việt chúng ta rất phong phú, trong sáng và rất giàu đẹp. Điều đó được minh chứng rõ ràng trong lời ăn tiếng nói của những người nông dân, người lao động. Ngày nay chúng ta vẫn cần tiếp tục học tập lời ăn tiếng nói của họ. Có như vậy chúng ta mới bảo tồn được sự phong phú, giàu có của tiếng Việt, giữ gìn được sự trong sáng và đẹp đẽ của ngôn ngữ Việt.
Câu 5: Dựa theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, em sẽ thực hiện để làm tăng vốn từ vựng (SGK Ngữ văn 9, tập 1 - trang 100)
Lời giải tham khảo:
- Chú ý quan sát và lắng nghe tiếng nói của mọi người xung quanh mình trong quá trình giao tiếp; học tập qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, mạng thông tin.
- Đọc các tác phẩm văn học trên sách báo để thu thập những từ ngữ mà mình chưa hiểu hay chưa biết.
- Tập sử dụng các từ ngữ trong hoàn cảnh thích hợp, đặc biệt là tập viết văn hàng ngày để luyện cách dùng từ, viết câu.
Câu 6: Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu (SGK Ngữ văn 9, tập 1 - trang 100)
Lời giải tham khảo:
a) Đồng nghĩa với “nhược điểm” chính là điểm yếu.
b) Cứu cánh” nghĩa là viện trợ.
c) Trình ý kiến, nguyện vọng lên cho cấp trên là “đề đạt”, “đề xuất”.
d) Nhanh nhảu mà lại thiếu chín chắn là láu táu.
e) Hoảng đến mức có những biểu hiện như mất trí là hoảng loạn.
g) Đồng nghĩa với câu tục ngữ Kiến tha lâu đầy tổ là câu tục ngữ Tích thiểu thành đa.
Câu 7: Phân biệt nghĩa các từ ngữ và đặt câu với mỗi từ ngữ (SGK Ngữ văn 9, tập 1 - trang 100)
Lời giải tham khảo:
a) Nhuận bút là tiền trả cho người tác giả một tác phẩm văn hóa, nghệ thuật, khoa học được xuất bản, được sử dụng.
Thù lao là khoản tiền trả công cho người lao động đã bỏ công sức ra làm việc.
Ví dụ:
Tác giả vừa mới nhận được nhuận bút của tác phẩm đăng trên báo Văn nghệ.
Tiền thù lao cho công nhân làm việc ca đêm tháng này được tăng thêm.
b) Tiêu chí có nghĩa là dấu hiệu để làm căn cứ để nhận biết, xếp loại.
Tiêu chuẩn có nghĩa là những quy định làm căn cứ để đánh giá.
Ví dụ:
Một trong những tiêu chí để chọn đồ ăn là phải sạch sẽ, đảm bảo.
Gia đình em thực hiện tốt các tiêu chuẩn được đề ra của gia đình văn hóa.
c) Tay trắng có nghĩa là không có chút vốn liếng, của cải gì.
Trắng tay có nghĩa là mất hết sạch tiền bạc, của cải, hoàn toàn không còn gì.
Ví dụ:
Với quyết tâm của mình, tôi sẽ khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng.
Nếu bạn lao đầu vào cờ bạc thì có ngày sẽ phải trắng tay.
d) Kiểm điểm có nghĩa là xem xét, đánh giá từng việc... để có được một nhận định chung.
Kiểm kê có nghĩa là kiểm lại từng thứ, từng cái để xác định số lượng và chất lượng của chúng.
Ví dụ:
Chúng tôi đang viết kiểm điểm đội viên cuối năm.
Công ty đang kiểm kê lại tài sản trước đợt tổng kết cuối năm.
e) Lược khảo có nghĩa là nghiên cứu một cách khái quát những vấn đề chính, không đi vào chi tiết.
Lược thuật có nghĩa là kể hay trình bày tóm tắt.
Ví dụ:
Các nhà khoa học đã lược khảo về nền văn hóa Trống Đồng Đông Sơn.
Cô giáo lược thuật lại tác phẩm văn học trước khi bước vào giảng đoạn trích.
Câu 8: Hãy tìm năm từ ghép, từ láy tương tự (SGK Ngữ văn 9, tập 1 - trang 100)
Lời giải tham khảo:
- Các từ ghép có yếu tố cấu tạo thì giống nhau, nhưng trật tự các yếu tố khác nhau: thương yêu - yêu thương; bàn luận - luận bàn; tranh đấu - đấu tranh; tình nghĩa- nghĩa tình; cầu khẩn - khẩn cầu; bảo đảm - đảm bảo; hiền dịu - dịu hiền; màu sắc- sắc màu;...
- Các từ láy có yếu tố cấu tạo thì giống nhau, nhưng trật tự các yếu tố thì khác nhau: phất phơ- phơ phất; bồng bềnh - bềnh bồng; mông mênh - mênh mông; xơ xác- xác xơ; hắt hiu - hiu hắt; hờ hững - hững hờ; tha thiết - thiết tha, quẩn quanh - quanh quẩn...
Câu 9: Tìm từ ghép có yếu tố Hán Việt (SGK Ngữ văn 9, tập 1 - trang 100)