IBAITAP: Khi được sử dụng trong văn miêu tả và văn tự sự, từ tượng hình và từ tượng thanh góp phần làm cho cảnh vật, con người hiện ra tự nhiên, sống động với nhiều, âm thanh, dáng vẻ, màu sắc và tâm trạng khác nhau.
MỤC LỤC
I. ĐẶC ĐIỂM, CÔNG DỤNG
Đọc các đoạn trích trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao và trả lời câu hỏi:
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít. Lão hu hu khóc…
Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.
Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.
a. Trong các từ gạch chân trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật; những từ nào mô phỏng âm thanh tự nhiên, con người.
b. Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự.
Lời giải chi tiết:
a. Trong các từ gạch chân trên:
Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động và trạng thái của sự vật là: móm mém, xồng xộc, vật vã, rủ rượi, xộc xệch và sòng sọc.
Những từ mô phỏng âm thanh tự nhiên của con người là: hu hu, ư ử.
b) Những từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động và có giá trị biểu cảm cao trong văn miêu tả và văn tự sự.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1: Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong những câu sau (SGK Ngữ Văn 8, tập 1- trang 49 )
Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy bào cạnh anh Dậu.
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Lời giải chi tiết:
Từ tượng hình trong những câu trên là: rón rén, lẻo khẻo, chỏng quèo
Từ tượng thanh trong những câu trên là: soàn soạt, nham nhảm, bịch, bốp
Câu 2: Tìm ít nhất năm từ tượng hình gợi tả dáng đi của người (SGK Ngữ Văn 8, tập 1- trang 50)
Lời giải chi tiết:
chập chững
lom khom
lò dò
lon ton
thoăn thoắt
Câu 3: Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hơ(SGK Ngữ Văn 8, tập 1- trang 50)
Lời giải chi tiết:
Ha hả: từ gợi tả tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí thỏa mãn.
Hi hi: từ mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi, âm thanh nhỏ, biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành.
Hô hố: từ mô phỏng tiếng cười to, thô lỗ, khó nghe gây cảm giác khó chịu cho người khác.
Hơ hớ: từ mô phỏng tiếng cười thoải mái tự nhiên, vui vẻ, không cần che đậy, giữ ý.
Câu 4: Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh sau: lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập lòe, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào ào (SGK Ngữ Văn 8, tập 1- trang 50)
Lời giải chi tiết:
Lắc rắc: Mưa xuân lắc rắc không thôi.
Lã chã: Những giọt nước mắt em rơi lã chã không sao cầm lại được.
Lấm tấm: Bố tôi lấm tấm mồ hôi sau khi chơi đá bóng.
Khúc Khuỷu: Đường tới Tam Đảo quanh co khúc khuỷu.
Lập Lòe: Ánh đèn lập lòe nhấp nháy như đom đóm ban đêm.
Tích Tắc: Đồng hồ quả lắc tích tắc tích tắc.
Lộp bộp: Mưa rơi trên mái nhà lộp bộp.
Lạch bạch: Con vịt bầu lạch bạch chạy trong sân
Ồm Ồm: Giọng nói của bố em cứ ồm ồm.
ào ào: Cơn mưa ào ào suốt đêm.
Câu 5: Sưu tầm một bài thơ có sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh mà em cho là hay(SGK Ngữ Văn 8, tập 1- trang 50 )