Ibaitap: Qua bài Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 1 - Nghị luận xã hội cùng ibaitap tham khảo các dàn ý văn nghị luận xã hội khi viết bài tập làm văn số 1.
MỤC LỤC
Đề 1: Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay. (SGK Ngữ văn 11, tập 1 - trang 14)
Lời giải tham khảo:
Mở Bài: Giới thiệu chung về vấn đề cần nghị luận: cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay.
Thân Bài:
* Trong xã hội xưa:
- Nạn nhân của cái ác thời xưa thường là những con người có hoàn cảnh đặc biệt: những cô cậu bé mồ côi, hay những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Tấm Cám cũng không phải câu truyện ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì từ nhỏ mất mẹ, người cha thì lấy vợ lẽ đã có một người con riêng...
Cái ác luôn tàn nhẫn, có nhiều thủ đoạn, chà đạp lên cái thiện như thế nào? (Mẹ con Cám đã giết cô Tấm mấy lần? Tại sao và như nào?)
Cái thiện không hề đơn độc mà luôn nhận sự giúp đỡ của mọi người. (Tấm được ông Bụt giúp đỡ)
Cái thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác như thế nào? (Từ thụ động chỉ biết trông chờ vào ông Bụt, đến chủ động, cô Tấm tự đấu tranh giành hạnh phúc cho bản thân, phản ứng từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?)
* Trong xã hội ngày nay:
Cái thiện và cái ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn tồn tại những bất công.
Cái ác ngày càng nhiều thủ đoạn, ngày càng thâm hiểm, khó lường hơn.
Cái thiện phải xây dựng vị trí xã hội thật vững chắc, lập trường phải vững vàng, đoàn kết chống lại cái ác.
⇒ Dù là xã hội ngày xưa hay nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về với cái THIỆN, và cái ÁC sẽ luôn bị tiêu diệt. Những con người sống ác độc rồi sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề.
- Quy luật bất thành văn ở đời: "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo"
Kết bài: - Liên hệ tới bản thân rồi rút ra bài học:
Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu không chỉ tồn tại trong xã hội ngày xưa và ngày nay mà còn tồn tại trong chính bản thân mỗi người.
Cần xây dựng nhân cách bản thân thật tốt đẹp, vững vàng trước những tác động của cái xấu.
Kiên quyết đấu tranh trừ bỏ cái xấu, cái ác trong xã hội.
Đề 2: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba - 1442: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì nước yếu, rồi xuống thấp (SGK Ngữ văn 11, tập 1 - trang 14)
Lời giải tham khảo:
Mở bài: Giới thiệu chung vấn đề cần nghị luận: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì nước yếu, rồi xuống thấp.
Thân bài:
- Giải thích câu nói của tác giả Thân Nhân Trung: Nguyên khí là khí ban đầu tạo ra sự sống của vạn vật, hiểu rộng hơn thì nguyên khí là yếu tố quyết định sự sống còn và phát triển của xã hội và đất nước.
- Khẳng định ý kiến của tác giả Thân Nhân Trung "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" là hoàn toàn đúng đắn, chứng minh bằng cách đưa ra những dẫn chứng lịch sử ví dụ như:
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Nguyễn Huệ, … (ngoài ra kèm các sự kiện cụ thể).
Nhân vật nổi tiếng của thế kỉ XX là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - người đã lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân, phong kiến, giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước và khẳng định tên tuổi đất nước Việt Nam trước toàn thế giới.
- Nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh hay chính là những con người hiền tài này chính là nền tảng của đất nước, là những con người làm nên lịch sử đất nước 4000 năm. (Trích dẫn ví dụ về các cuộc chiến của nhân dân cả nước ta).
- Nguyên khí yếu: thời kỳ suy yếu, tàn vong của các chính quyền Trịnh Nguyễn, An Dương Vương vì chủ quan khinh địch để rồi lâm vào cảnh nước mất nhà tan,…
Kết bài: - Bài học rút ra từ tư tưởng của tác giả Thân Nhân Trung:
Thời nào thì "Hiền tài" cũng "là nguyên khí của quốc gia" vậy nên phải biết quý trọng nhân tài, có những chính sách đãi ngộ xứng đáng với họ, nhất là trong thời kỳ đất nước mở cửa, nạn chảy máu chất xám ngày nay không hề hiếm.
Nhà nước ta hiện nay coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu", đồng thời tiếp tục có nhiều chính sách ưu đãi dành cho người hiền tài có điều kiện cống hiến hết mình cho đất nước.
Đề 3:Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành. (SGK Ngữ văn 11, tập 1 - trang 14)
Lời giải tham khảo:
Mở bài:
- Giới thiệu chung vấn đề cần nghị luận: phương châm Học đi đôi với hành.
Thân bài:
* Giải thích khái niệm:
- "Học' là gì? Học ở đây được hiểu như là một quá trình tiếp thu kiến thức, luyện tập những kĩ năng do người khác truyền lại hoặc tự mình tìm hiểu tiếp nhận kiến thức trong sách vở, báo chí, truyền hình,…
- "Hành" ở đây là gì? Hành tức là thực hành, áp dụng những điều đã học được để kiểm nghiệm thành kĩ năng.
- Và thế nào là "học đi đôi với hành"? Nghĩa là sau khi tiếp thu được những kiến thức do người khác truyền lại hoặc tự mình học hỏi được thì phải đem những cái đã học được đấy vào thực tế để kiểm tra sự đúng sai của nó, để rồi bổ sung hay sửa chữa, làm sinh động những kiến thức đã nhận.
* Bàn bạc, nhận xét, đánh giá phương châm:
- Những con đường học để tiếp thu thêm các kiến thức:
Tiếp thu kiến thức của toàn nhân loại dưới sự hướng dẫn, chỉ dạy của thầy cô giáo.
Tiếp thu kiến thức qua việc dạy dỗ hàng ngày của ông bà, bố mẹ, anh em…
Tiếp thu kiến thức qua con đường tự tìm kiếm học hành: học qua sách vở, tài liệu, tivi, học trong cuộc sống,…
- Mục đích của việc học tập:
Quá trình học nhằm đến một mục đích chung, đó là làm phong phú sự hiểu biết của bản thân. Giúp bản thân mở rộng kiến thức, hiểu sâu hơn những kiến thức của nhân loại để lại.
Nhằm trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng để từ đó chúng ta vận dụng vào lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất,… góp phần đưa xã hội ngày càng phát triển.
Nhằm phát triển nhân cách bản thân một cách toàn diện nhất.
- Phương châm "Học đi đôi với hành" hoàn toàn đúng bởi vì:
Trong mối quan hệ giữa học với hành, học đóng vai trò quyết định vì nếu không học những kiến thức cho mình, thì sẽ không có kiến thức để vận dụng vào thực tế trong cuộc sống, thực nghiệm xem nó đúng hay sai.
Nếu mà chỉ biết học lý thuyết mà không biết đến thực hành vào thực tế thì những lý thuyết mà ta học được chẳng có tác dụng trong cuộc sống (Đưa ra ví dụ).
⇒ Chúng ta không nên học lý thuyết suông mà phải biết áp dụng những lý thuyết đó vào đời sống thực tế, biến những kiến thức đã học được thành những tri thức phục vụ cuộc sống. Để có thể thực hiện được điều đó, trước hết chúng ta phải nắm chắc lý thuyết.
* Mở rộng, nâng cao phương châm đang nghị luận:
- Ngày nay, việc học đi đôi với hành đã được đề cao, được quan tâm một cách nghiêm túc, nhưng vẫn còn đâu đó những trường hợp học sinh, sinh viên được học lý thuyết nhưng ít được thực hành.
- Cần phê phán những quan điểm sai lầm, lệch lạc:
Học tập mà không thực hành: Con người sẽ trở nên viển vông không thực tế, lúc đó con người sẽ nhìn vấn đề một cách phiến diện. Ví dụ: Trong xã hội phong kiến cũ Việt Nam, lối học thông dụng là "tầm chương trích cú" tạo ra những kẻ sĩ được chỉ biết đến sách vở, thiếu áp dụng thực tiễn từ đó làm cho xã hội bị trì trệ, kém phát triển.
Nếu hành mà không có học thì sẽ thiếu đi kiến thức cơ bản, mọi thành quả trong lao động chỉ dựa vào những kinh nghiệm của cá nhân, thành công ấy không có nền móng bền vững.
Kết bài:
- "Học đi đôi với hành" là một phương pháp học tập rất quan trọng trong xã hội ngày nay, phải biết kết hợp vừa học lý thuyết, vừa phải thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học.
- Bản thân phải biết nhận thức "học đi đôi với hành" để trở thành một người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.