[SOẠN BÀI] VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH VỀ MỘT QUY TẮC HOẶC LUẬT LỆ TRONG TRÒ CHƠI HAY HOẠT ĐỘNG

I. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH VĂN BẢN 

Câu 1: Phần mở đầu có nêu rõ được quy tắc, luật lệ của hoạt động mà người viết cần thuyết minh hay chưa? (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 114)

Lời giải chi tiết:

Phần mở đầu đã nêu rõ được quy tắc và luật lệ của hoạt động mà người viết cần thuyết minh. 

Câu 2: Phần chính của văn bản có tập trung thuyết minh làm rõ các quy tắc hay luật lệ của hoạt động theo yêu cầu của kiểu bài này hay không? (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 114)

Lời giải chi tiết:

Phần chính của văn đã có tập trung thuyết minh làm rõ 4 quy tắc của hoạt động dã ngoại theo yêu cầu của kiểu bài này.

Câu 3: Các điều khoản hay nội dung cụ thể của quy tắc/ luật lệ có được sắp xếp hợp lí và văn bản có sử dụng được từ ngữ thích hợp để thể hiện trình tự ấy không? (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 114)

Lời giải chi tiết:

Đã được sắp xếp hợp lý và nội dung cũng được phân chia theo thứ tự từng phần rất rõ rệt đồng thời từ ngữ từ ngữ sử dụng trong văn bản là ngôn ngữ khoa học, dễ hiểu, ngắn gọn.

Câu 4: Khi một điều khoản cần được nhấn mạnh, hoặc cụ thể hóa với nhiều chi tiết thì văn bản đã được thể hiện theo cách nào? (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 114)

Lời giải chi tiết:

Văn bản được viết thành nhiều đoạn tương ứng cùng với các nội dung, điều khoản cụ thể và được đánh dấu thứ tự ở các điều khoản. 

Câu 5: Phần kết thúc của văn bản đã đáp ứng được yêu cầu chưa? (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 114)

Lời giải chi tiết:

Phần kết thúc đã đáp ứng được yêu cầu, trong phần này người viết đã khẳng định lại quy tắc và nhận định về độ tin cậy, ý nghĩa thực tế của quy tắc hoạt động trong vấn đề được nêu ra.

II. HƯỚNG DẪN VIẾT

Đề bài: Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm. (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 114)

Lời giải chi tiết:

Giới thiệu trò chơi: Đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ bao đời nay vô cùng phong phú và đa dạng. Những trò chơi dân gian luôn luôn được yêu thích và nổi bật nhất là trò chơi kéo co. Không biết từ bao giờ kéo co đã trở thành một trò chơi phổ biến và len lỏi vào đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta. Kéo co là trò chơi mang tính tập thể phù hợp với mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Đây là một trò chơi không thể thiếu trong các dịp lễ hội, thi đua, team building.

Miêu tả cách chơi (quy tắc): Người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài và chắc chắn, độ dài của dây sẽ tùy thuộc vào số người chơi. Phần giữa dây sẽ buộc dấu bằng vải màu đỏ, cách vạch trung tâm khoảng một mét sẽ là vạch xuất phát của hai đội. Một độ chơi thường sẽ có khoảng 10 -15 người. 

Miêu tả luật chơi: Khi tiếng còi của trọng tài cất lên hai bên sẽ dồn sức để kéo dây về phía mình, bên nào kéo được phần vải được đánh dấu trên dây về nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Khi kéo cũng có rất nhiều luật lệ ví dụ như không được phép nằm, đè lên dây và không được phép gian lận. Mỗi một đội sẽ có các cách bố trí chiến thuật khác nhau và đội trưởng sẽ đứng đầu để làm chỗ dựa cho các thành viên. Để phân chia thắng bại thường sẽ có 3 hiệp thi đấu. Mỗi vòng chỉ vài giây hoặc một phút. Kéo co là trò chơi đòi hỏi sức bền lớn cùng tinh thần đoàn kết cao. Người chơi thường sẽ đeo găng tay vì tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát do lực ma sát của dây thừng. Trò chơi tuy đơn giản nhưng nó luôn nhận được sự ủng hộ, hô hào của cả người chơi và các cổ động viên. 

Tác dụng của trò chơi: Kéo co thường được sử dụng rất nhiều ở các dịp lễ hội và trại hè. Nhà trường thường tổ chức cuộc thi kéo co để học sinh có cơ hội rèn luyện sức khỏe và tăng tính đồng đội, hợp tác cho các bạn học sinh. Mặc dù hiện nay có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi game hiện đại nhưng kéo co vẫn luôn được yêu mến và giữ gìn đến thế hệ mai sau.