IBAITAP: Bài thơ nói về cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ cùng tâm hồn lãng mạn mà phóng khoáng của tác giả. Lý Bạch đã mang vẻ đẹp đó miêu tả như thế nào? Những câu thơ nó nói lên tâm hồn tác giả ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài thơ này nhé.
I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ “XA NGẮM THÁC NÚI LƯ”
Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất về đề tài thiên nhiên của Lý Bạch.
II. TÓM TẮT BÀI THƠ “XA NGẮM THÁC NÚI LƯ”
Miêu tả cảnh thiên nhiên sinh động, tráng lệ, hùng vĩ vô cùng huyền ảo của thác nước của núi Lư khi nhìn từ xa, qua những hình ảnh đó nó cũng thể hiện tâm hồn lãng mạn mà phóng khoáng của tác giả.
III. BỐ CỤC BÀI THƠ “XA NGẮM THÁC NÚI LƯ”
Bài thơ có thể chia thành 2 phần:
- Phần 1 (Câu đầu): Miêu tả cảnh núi Hương Lô.
- Phần 2 (3 câu còn lại): Miêu tả cảnh thác nước núi Lư.
IV. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI THƠ “XA NGẮM THÁC NÚI LƯ”
Câu 1: Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thứ hai, xác định vị trí ngắm thác nước của tác giả. Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 111)
Lời giải chi tiết:
Qua 2 câu thơ của tác giả em thấy ông đã đừng từ xa để ngắm nhìn thác nước núi Lư. Vị trí này tuy không thể quan sát chi tiết nhưng nó lại có thể nhìn bao quát và tổng thể của thác nước.
→ Cái đẹp nhất của thác nước chính là cái đẹp khi được quan sát và miêu tả từ xa.
Câu 2: Câu thứ nhất tả cái gì và tả như thế nào? Hình ảnh được miêu tả trong câu này đã tạo nền cho việc miêu tả ở ba câu sau như thế nào? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 111)
Lời giải chi tiết:
- Hình ảnh được miêu tả trong câu thơ “Nhật chiếu Hương Lô sinh tứ yên”
- Thác nước khi mặt trời chiếu rọi ánh nắng.
- Thác nước bắn tung bọt, hơi nước tỏa lên như sương khói, mặt trời chiếu ánh sáng xuống sinh ra những làn khói tía huyền ảo.
- Nhờ ánh nắng thác nước trên đỉnh núi như một chiếc lò khổng lồ đang tỏa hương lên bầu trời.
- Hình ảnh được miêu tả trong câu thơ đầu là núi Hương Lô nó như tại phông nền cho hình ảnh thác nước được miêu tả cụ thể ở bao câu tiếp theo.
Câu 3: Nêu những vẻ đẹp khác nhau của thác nước đã được Lý Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu thơ tiếp. (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 111)
Lời giải chi tiết:
- Câu 2:
- Đứng từ xa quan sát nhà thơ thấy thác nước tuôn xuống ầm ầm như biến thành một dải lụa trắng rủ xuống yên ắng.
- Chữ “quải” đã biến cái động thành tĩnh, thống nhất với cảm nhận của nhà thơ Lý Bạch.
- Câu 3:
- Câu thơ từ tĩnh đã chuyển sang động nhờ chữ “treo”, khiến người đọc có thể tưởng tượng ra được một thế núi cao.
- Tưởng tượng ra một sườn núi dốc đứng tạo ra dòng chảy siết.
- Miêu tả sự hùng vĩ của thác nước ở trong trạng thái động tốc độ chảy nhanh và mạnh.
- Câu 4:
- Nhà thơ như đứng giữa hai ranh giới hư và thực.
- Tưởng tượng con thác giống như một dải ngân hà giống như hàng ngàn vạn ngôi sao lạc khỏi vũ trụ để rơi xuống.
- Lý Bạch đã gợi lên cảm xúc kì diệu trong lòng người đọc khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có.

Câu 4: Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 112)
Lời giải chi tiết:
Qua đặc điểm tả cảnh vật ta thấy Lý Bạch có một tình cảm bao la cùng cảm xúc sâu lắng phát xuất từ tình yêu thiên nhiên say đắm và mãnh liệt của mình.
- Tâm hồn ông luôn rộng mở, phóng khoáng và tự do.
- Ông yêu và trân trọng vẻ đẹp tự nhiên của quê hương đất nước.
- Trong những câu thơ của ông luôn thể hiện sự tài hoa cùng tình cảm tha thiết đối với tự nhiên.
Câu 5: Về hai cách hiểu câu thứ hai (cách hiểu ở bản dịch nghĩa và cách hiếu trong chú thích) em thích cách hiểu nào hơn? Vì sao? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 112)
Lời giải chi tiết:
Về hai cách hiểu câu thứ hai em thích cách hiểu ở bản dịch nghĩa hơn vì nó bay bổng và lãng mạn hơn.