IBAITAP: Cùng ibaitap đến với bài học “Người lái đò Sông Đà” hôm nay để có thể cảm nhận được vẻ đẹp đa dạng của con sông Đà vừa hung bài lại vừa trữ tình thông qua những hình ảnh giản dị mà kì vĩ của người lái đò trên dòng sông ấy. Từ đó thấy được tình yêu, sự say đắm của tác giả trước thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của tổ quốc.
MỤC LỤC
I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Được sáng tác sau khi tác giả có chuyến đi miền Bắc vừa để thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên cùng chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những con người lao động, chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ, thơ mộng đó. Tác phẩm là một bài tùy bút được in trong tập Sông Đà năm 1960.
II. TÓM TẮT TÁC PHẨM NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Tây Bắc vốn là nơi nổi tiếng bởi thiên nhiên hùng vĩ, minh chứng cụ thể nhất đó chính là con sông Đà. Thượng nguồn sông Đà mang vẻ đẹp dữ dội của đại ngàn: dựng đá vách thành và chỉ có đúng ngọ mới có thể thấy được mặt trời. Sóng đá dữ dội dàn thành các thạch trận xô nhau liên tiếp và dữ dội hơn trông sông Đà như sôi lên sùng sục, tiếng thác đá thì như ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa. Nhưng có khi sông Đà lại dịu dàng tuôn dài như áng tóc trữ tình mang trong mình màu xanh của ngọc bích cùng màu đỏ của phù sa chứ không có màu đen như Pháp đã nói, sông Đà giống như một cố nhân lâu ngày gặp lại hai bên bờ tĩnh lặng nhưng tràn đầy sức sống. Hiện lên trên vẻ đẹp của Tây Bắc ấy là hình ảnh người lái đò đầy nghệ sĩ, hùng dũng dù rất bình dị đời thường. Ông lái đò vượt qua ba thạch trận với nhiều cửa tử, dù ngày nào cũng chiến đấu với dòng sông Đà dữ dội nhưng đêm lại trở về với những thứ bình dị và khiêm tốn.
III. BỐ CỤC TÁC PHẨM NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Tác phẩm có bố cục 3 phần như sau:
Phần 1 (từ đầu cho đến "gậy đánh phèn"): Sự dữ dội và hung bạo của sông Đà.
Phần 2 (tiếp theo cho đến "dòng nước sông Đà"): Cuộc sống con người trên dòng sông Đà và hình tượng của người lái đò.
Phần 3 (còn lại): Vẻ hiền hòa và trữ tình của dòng sông Đà.
IV. HƯỚNG DẪN SOẠN TÁC PHẨM NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Câu 1: Chứng minh rằng Nguyễn Tuân đã quan sát công phu và tìm hiểu kỹ càng khi viết về sông Đà và người lái đò sông Đà. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 192)
Lời giải chi tiết:
Tác phẩm đã thể hiện sự quan sát công phu và tìm hiểu kỹ càng của Nguyễn Tuân trên các phương diện:
Miêu tả sông Đà dựa trên những chi tiết cụ thể, sinh động và thực tế.
Miêu tả từ nhiều góc độ độc đáo khác nhau như: Từ trên máy bay thấy sông Đà giống như một sợi dây thừng, trực tiếp ngồi trên thuyền tham gia hành trình trên sông Đà.
Câu 2: Trong thiên tùy bút, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào để khắc họa được một cách ấn tượng hình ảnh con sông Đà hung bạo. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 192)
Lời giải chi tiết:
Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh để khắc họa hình tượng sông Đà như một con sông hung bạo:
Đá bờ sông, dựng vách thành….Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một yết hầu, lòng sông nằm gọn giữa hai bờ vách như hang động huyền bí.
Khung cảnh mênh mông hàng cây số nước xô đá…như lúc nào cũng đòi nợ xuýt.
Có thuyền đã bị xoáy nước hút tít lôi tuột xuống đáy sâu.
Tiếng nước réo nghe như oán trách, lúc như van xin, khiêu khích, giọng gằn như chế nhạo.
⇒ Những biện pháp tu từ đã khiến sông Đà trở nên nổi bật với sức mạnh hoang dại cùng vẻ hùng vĩ, sự dữ tợn, táo bạo trước góc miêu tả tinh tế của tác giả.
Câu 3: Cách viết của nhà văn đã thay đổi thế nào khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 192)
Lời giải chi tiết:
- Tác giả đã có sự liên tưởng độc đáo: Sông Đà tuôn dài như áng tóc trữ tình của một người thiếu nữ.
- Dòng sông Đà được nhìn qua làn mây và qua cả ánh nắng với màu sắc:
Xuân thì xanh như màu ngọc bích.
Thu thì từ từ chín đỏ.
- Sông Đà gắn bó với con người như cố nhân.
- Bờ sông thì hoang dại và bình lặng như thời tiền sử, hồn nhiên như nỗi niềm của cổ tích xưa.
⇒ Dòng sông Đà trữ tình và hiền hòa, chính sự tài hoa của tác giả đã mang lại những áng văn với bức tranh trữ tình làm say đắm lòng người.
Câu 4: Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 192)
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh người lái đò sông Đà trong cuộc chiến với dòng sông Đà hung bạo:
Con người đời thường nhỏ bé, không vũ khi và không có phép màu nhưng vẫn chiến thắng được thạch trận đủ 3 lớp.
Người lái đò được miêu tả là một người tài năng và nhanh trí, họ vượt thác cưới ghềnh, xé toang từ lớp này đến lớp khác trùng vi thạch trận.
Những thằng đá tướng phải lộ sự tiu nghỉ và thất vọng qua bộ mặt xanh lè.
⇒ Người lái đò trên sông Đà đã chiến thắng trong trận chiến đầy cam go bằng sự ngoan cường, dũng cảm và vô cùng tài trí. Người lái đò đúng là vàng mười của đất nước và nó xứng đáng được tôn vinh, ca ngợi.
Câu 5: Chọn phân tích một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 192)
Lời giải chi tiết:
Một số câu văn trong bài thể hiện rõ nét nhất tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân là:
Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì... với đàn trâu da cháy bùng bùng.
Sóng nước như thế quân liều mạng vào sát vách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền.
Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tính, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc..... nương xuân.
Bờ sông hoang dại.... cổ tích tuổi xưa.
⇒ Hình ảnh dòng sông Đà hiện lên vừa thơ mộng, trữ tình lại vừa dữ dội, tàn bạo.
V. LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một đoạn văn khiến anh (chị) thấy yêu thích, say mê nhất trong phiên tùy bút. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 193)
Lời giải chi tiết:
- Đoạn văn mà em yêu thích nhất trong bài là: Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân... Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra mà đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
- Nội dung của đoạn văn:
Tập trung miêu tả vẻ đẹp đầy chất tạo hình của sông Đà với hình dáng mơ mộng cùng những đường nét mềm mại, ẩn hiện với màu sắc dòng nước biến đổi theo mùa gây nên ấn tượng mạnh.
Hiện diện cái tôi tác giả say đắm, nồng nhiệt với cảnh sắc thiên nhiên tinh tế mà độc đáo trong cảm nhận cái đẹp.
- Nghệ thuật của đoạn văn:
Hình ảnh cùng ngôn từ mới lạ.
Câu văn căng tràn và trùng điệp nhưng vẫn rất nhịp nhàng về âm thanh cũng như nhịp điệu.
Các biện pháp so sánh và nhân hóa được sử dụng một cách táo bạo, kỳ thú với lối tạo hình giàu tính mỹ thuật, phối hợp nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh.