IBAITAP: Cùng ibaitap đến với bài học “Người trong bao" hôm nay để hiểu được sự phê phán sâu sắc của nhà văn đối với lối sống “thu mình vào trong bao" của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX.
MỤC LỤC
I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM NGƯỜI TRONG BAO
- Bối cảnh hẹp: Viết vào năm 1989 khi nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crưm, biển Đen.
- Bối cảnh rộng: Xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế, u ám và nặng nề của nước Nga vào cuối thế kỉ XIX.
II. TÓM TẮT TÁC PHẨM NGƯỜI TRONG BAO
Bê-li-cốp là một giáo viên trung học dạy tiếng Hi Lạp cổ nổi tiếng khắp các thành phố nước Nga vì cách ăn mặc kì quái. Tất cả vật dụng của ông đều được đựng trong một cái bao và bản thân ông cũng luôn thu mình vào cái vỏ để bảo vệ, ngăn cách mình với thế giới bên ngoài. Có rất nhiều người mỉa mai và châm biếm ông cùng Va-ren-cô sau đó ông và Cô-va-len-cô cãi nhau. Bê-li-cốp doạ rằng sẽ báo cáo lại với hiệu trưởng những điều mình trông thấy về hai chị em Va-ren-cô nên Cô-va-len-cô túm áo xô mạnh khiến Bê-li-cốp ngã xuống cầu thang. Va-ren-ca nhìn thấy thì cười phá lên cười phá lên, Bê-li-cốp cảm thấy nhục nhã, lo sợ, vội vã về nhà, một tháng sau Bê-li-cô qua đời nhưng trong thành phố vẫn còn rất nhiều người trong bao như thế.
III. BỐ CỤC TÁC PHẨM NGƯỜI TRONG BAO
Truyện có bố cục 3 phần như sau:
Mở truyện: Cuộc trò chuyện ở gần nhà kho giữa bác sĩ thú y và thầy giáo.
Thân truyện: Cuộc đời cùng tính cách của Bê-li-cốp.
Kết chuyện: Nhận xét của bác sĩ thú ý - người nghe chuyện.
IV. HƯỚNG DẪN SOẠN TÁC PHẨM NGƯỜI TRONG BAO
Câu 1: Nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả như thế nào? Chọn một vài chi tiết tiêu biểu cho tính cách Bê-li-cốp. Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động của các giáo viên và người dân thành phố ra sao? (SGK Ngữ văn 11 tập 2- trang 70)
Lời giải chi tiết:
- Chân dung của Bê-li-cốp được vẽ lên bằng những nét khá cụ thể và đặc biệt là rất kỳ dị: Cặp kính râm đen trên gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như mặt chồn, hắn nổi tiếng vì cách ăn mặc và cách phục sức khác người: tất cả đồ dùng đều để trong bao, mang bao và cho vào bao. Đến cả ý nghĩa của mình ý cũng cố giấu vào trong bao và không bao giờ dám có ý kiến riêng về bất cứ một vấn đề to, nhỏ nào.
- Một vài chi tiết tiêu biểu cho tính cách của Bê-li-cốp:
Bê-li-cốp nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại ca ngợi và tôn sùng quá khứ.
Bê-li-cốp chỉ thích sống theo những thông tư và những chi thị một cách máy móc, giáo điều rập khuôn như cái máy vô hồn. Tính cách kỳ quặc của Bê-li-cốp đã được tác giả đẩy lên cao với những dẫn chứng sinh động trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày, hắn luôn sống trong cô độc và luôn lo lắng, sợ hãi, sợ tất cả.
Câu nói cửa miệng của Bê-li-cốp là: "Nhỡ lại xảy ra chuyện gì thì sao!"
- Những ảnh hưởng của mọi người với lối sống của Bê-li-cốp:
Vào tối thứ 7 các bà cô không dám tổ chức diễn kịch tại nhà nữa.
Giới tu hành không dám ăn thịt, đánh bài.
Dân chúng trở nên lo sợ tất cả: sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, giúp đỡ người nghèo và sợ học chữ.
Câu 2: Vì sao Bê-li-cốp chết? Giải thích thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp lúc y còn sống và khi đã qua đời. Tình cảm và thái độ ấy nói lên điều gì? (SGK Ngữ văn 11 tập 2- trang 70)
Lời giải chi tiết:
- Bê-li-cốp chết vì:
Bị đẩy ngã cầu thang, khi Va-ren-ca nhìn thấy thì cười phá lên. Hắn thấy mình bị biến thành trò cười của thiên hạ và trước tiếng cười của Va-ren-ca hắn chết và hắn được nằm trong quan tài đây là cái bao bền vững nhất và cũng là khát vọng mãnh liệt, kỳ dị của Bê-li-cốp.
Khi Bê-li-cốp còn sống mọi người đều sợ hãi, căm ghét và bị ám ảnh.
- Thái độ và tình cảm của mọi người:
Cái chết của Bê-li-cốp khiến mọi người thoải mái, nhẹ nhàng nhưng chưa được bao lâu thì cuộc sống lại diễn ra như cũ, nó nặng nề, mệt nhọc, vô vị và tù túng.
Muốn nói tới tác động dai dẳng và nặng nề thì kiểu người như Bê-li-cốp đã ám ảnh, đầu độc bầu không khí trong sạch và kìm hãm sự tiến bộ của xã hội nước Nga.
⇒ Tác giả đã thức tỉnh mọi người không thể mãi sống như thế,
Câu 3: Phân tích ý nghĩa tư tưởng - nghệ thuật của biểu tượng "cái bao"; từ đó khái quát chủ đề tư tưởng của truyện ngắn Người trong bao. (SGK Ngữ văn 11 tập 2- trang 70)
Lời giải chi tiết:
- Ý nghĩa của biểu tượng “cái bao”:
Nghĩa đen: Vật dụng để đựng có hình túi hoặc hình hộp, đó là vật dụng quen dùng của Bê-li-cốp.
Nghĩa bóng: Là lối sống cùng tính cách của Bê-li-cốp.
Nghĩa biểu trưng: Biểu trưng cho lối sống thu mình, ích kỷ và hèn nhát của Bê-li-cốp. Đây là nghĩa biểu trưng có giá trị phê phán.
⇒ Biểu tượng của người trong bao có tính nghệ thuật và phê phán lối sống hèn nhát, bảo thủ.
Câu 4: Theo anh (chị), truyện ngắn Người trong bao có những đặc sắc gì về nghệ thuật? (cách kể chuyện; chọn ngôi kể, giọng kể; xây dựng nhân vật, biểu tượng,...) (SGK Ngữ văn 11 tập 2- trang 70)
Lời giải chi tiết:
Những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn “Người trong bao” là:
Ngôi kể: Tác giả đã sử dụng đồng thời hai hình thức là kể chuyện và nhân vật kể chuyện để tăng tính chân thật và khách quan cho câu chuyện.
Giọng kể: Mỉa mai, châm biếm mà trầm tĩnh, bình thản, khách quan nhưng ẩn sâu bên trong là sự trăn trở, bức xúc.
Cách xây dựng hình tượng nhân vật có tính khái quát, cụ thể.
Hình ảnh “cái bao" và lời nói được lặp đi lặp lại “nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao” có giá trị nghệ thuật rất cao.
Câu 5: Thảo luận về ý nghĩa thời sự của truyện ngắn Người trong bao. (SGK Ngữ văn 11 tập 2- trang 70)
Lời giải chi tiết:
Truyện ngắn “Người trong bao” có ý nghĩa thời sự rộng rãi, sâu sắc với đương thời ở Nga. Không chỉ vậy lối sống trong bao và kiểu người trong bao với những biến thể, dị bản khác nhau có ý nghĩa toàn thế giới và lâu dài cho đến tận ngày nay. Cho đến khi nào xã hội loài người trở nên trong sạch, lành mạnh và tự do khi mà mỗi cá nhân ý thức được mục đích và cách sống của mình thống nhất với các chuẩn mực văn hoá, đạo đức của cộng đồng hiện đại thì lối sống trong bao mới chấm dứt hoàn toàn.
V. LUYỆN TẬP
Câu 1: Nhập vai Bê-li-cốp để kể lại truyện ngắn Người trong bao bằng ngôi thứ nhất. (SGK Ngữ văn 11 tập 2- trang 70)
Lời giải chi tiết:
Tôi là Bê-li-cốp, giáo viên dạy tiếng Hi Lạp cổ, tôi cảm thấy thế giới bên ngoài rất đáng sợ nên đi đâu tôi cũng ăn mặc kín bưng và thích nhét tất cả các vật dụng vào trong bao. Khi tới nhà đồng nghiệp hay bạn bè thì tôi thường ngồi nhìn mọi vật xung quanh chứ không nói năng gì rồi ra về. Khi ngủ tôi thích chùm chăn kín mít, đóng kín cửa và không muốn giao du với hàng xóm. Tôi thấy rất khó chịu khi ai đó vẽ tranh châm biếm tôi và Va-ren-ca người phụ nữ tôi yêu thương nên tôi đã kể với Co-va-len-ca. Tôi nghĩ rằng cần sống đúng theo chỉ thị và phải hành xử thận trọng. Tôi thấy thật kinh khủng khi mà Va-ren-ca là con gái mà đạp xe nên tôi đã góp ý với em ấy không ngờ rằng tôi lại bị xô ngã nhào xuống cầu thang, đúng lúc đó Va-ren-ca trở về nhìn thấy tôi thì phá lên cười, tôi thấy xấu hổ vô cùng.
Câu 2: Theo tưởng tượng của anh (chị), hãy viết một đoạn kết khác cho truyện ngắn Người trong bao. (SGK Ngữ văn 11 tập 2- trang 70)
Lời giải chi tiết:
Bê-li-cốp không chết sau đó ông đã tỉnh ngộ và trút bỏ hết những chiếc bao bên ngoài để sống cuộc đời tự do hơn. Bê-li-cốp trở nên thân thiện và trò chuyện với mọi người vui vẻ, cởi mở hơn, ông cùng đạp xe với Va-ren-cô mỗi khi hai người gặp nhau và chuyển tới căn nhà thông thoáng có nhiều cửa sổ hơn và tất nhiên cuộc sống cũng đời mới hơn.
Câu 3: Dòng nào sau đây có thể thay thế cho nhan đề của truyện ngắn? Vì sao? (SGK Ngữ văn 11 tập 2- trang 70)
A - Bê-li-cốp
B - Một con người kỳ quái
C - Không thể sống như thế!
D - Câu chuyện trong nhà kho
E - Người mang vỏ ốc
Lời giải chi tiết:
Dòng có thể thay thế cho nhan đề là dòng E vì tên này cũng gợi lên hình ảnh có tính biểu tượng, vừa châm biếm, mỉa mai, vừa u buồn.
Câu 4: Tìm một vài thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có nội dung gần gũi với "lối sống trong bao", với kiểu người như Bê-li-cốp. (SGK Ngữ văn 11 tập 2- trang 70)
Lời giải chi tiết:
Một số thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có nội dung gần gũi với "lối sống trong bao", với kiểu người như Bê-li-cốp là: