IBAITAP: Cùng ibaitap đến với bài học “Vợ nhặt" hôm nay để hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. Đồng thời cảm nhận được niềm khát khao tổ ấm gia đình, niềm tin vào cuộc sống và tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.
MỤC LỤC
I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM VỢ NHẶT
Được sáng tác ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dở dang và mất bản thảo, sau đó hoà bình được lập lại vào năm 1945 Kim Lân đã dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện "Vợ nhặt". Tác phẩm được in trong tập truyện "Con chó xấu xí, nó tái hiện lại hình ảnh của nạn đói năm 1945 qua đó thể hiện tấm lòng cảm thông sâu sắc của tác giả đối với con người trong nạn đói.
II. TÓM TẮT TÁC PHẨM VỢ NHẶT
Tràng là một chàng trai nghè khổ, cơ cực sống ở xóm ngụ cư. Vào một ngày nọ trong một buổi chiều không khí thê thảm, ảm đạm vì đói Tràng dẫn một người phụ nữ về nhà, đó chính là người vợ nhặt của anh. Tràng gặp vợ mình trong hoàn cảnh đói rách, mời nàng ăn bốn bát bánh đúc kèm theo lời nói đùa vui. Mẹ Tràng cũng đón nhận người đàn bà khốn khổ ấy làm con dâu trong mối đau đớn cùng niềm thương cảm. Tràng cảm thấy con người mình đã có sự thay đổi khác trước, từ chút đùa đến thoáng lo, giờ đây Tràng lại thấy niềm vui thành người có trách nhiệm, dù đêm đầu tiên của đôi vợ chồng qua đi trong không khí khét lẹt mùi chết chóc cùng tiếng khóc hờ ai oán. Mẹ Tràng đãi hai con ít cháo và nồi chè đặc biệt, miếng cám chát cứ nghẹn ở cổ nhưng Tràng và vợ ướng về một cuộc sống đổi khác. Trong đầu anh hiện ra hình ảnh đám người đói phá kho thóc cùng lá cờ đỏ bay phấp phới.
III. BỐ CỤC TÁC PHẨM VỢ NHẶT
Tác phẩm có bố cục 4 phần:
Phần 1 (Từ đầu cho đến "tự đắc với mình"): Tràng nhặt được vợ và đưa vợ về nhà.
Phần 2 (Tiếp theo cho đến "đẩy xe bò về"): Kể lại câu chuyện gặp nhau và nên duyên vợ chồng.
Phần 3 (Tiếp theo cho đến "nước mắt chảy ròng ròng"): Tình thương của mẹ Tràng (người mẹ nghèo khó).
Phần 4 (Đoạn còn lại): Niềm tin vào một tương lai tươi sáng.
IV. HƯỚNG DẪN SOẠN TÁC PHẨM VỢ NHẶT
Câu 1: Dựa vào mạch truyện, có thể chia tác phẩm thành mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn? Mạch truyện đã được dẫn dắt như thế nào? (SGK Ngữ văn 12 tập 2- trang 33)
Lời giải chi tiết:
Tác phẩm có bố cục 4 phần:
Phần 1 (Từ đầu cho đến "tự đắc với mình"): Tràng nhặt được vợ và đưa vợ về nhà.
Phần 2 (Tiếp theo cho đến "đẩy xe bò về"): Kể lại câu chuyện gặp nhau và nên duyên vợ chồng.
Phần 3 (Tiếp theo cho đến "nước mắt chảy ròng ròng"): Tình thương của mẹ Tràng (người mẹ nghèo khó).
Phần 4 (Đoạn còn lại): Niềm tin vào một tương lai tươi sáng.
- Mạch truyện được dẫn dắt một cách tự nhiên, hợp lí. Tất cả tình huống được thể hiện đều bắt nguồn từ việc Tràng thông qua lời nói đùa nhặt được vợ giữa cơn đói khủng khiếp. Cảnh được mở ra khi Tràng dẫn người vợ nhặt về gặp mẹ, nếu tác giả đưa đoạn hai lên trước theo trình tự thời gian thì truyện sẽ kém li kì và hấp dẫn.
Câu 2: Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện? (SGK Ngữ văn 12 tập 2- trang 33)
Lời giải chi tiết:
- Tình huống truyện được gói gọn trong nhan đề của tác phẩm “Vợ Nhặt", Tràng là một thanh niên nông dân nghèo, xấu rồi bỗng nhiên nhặt được vợ.
Vào những năm 1945 khoảng thời gian đói kém có khoảng hơn hai triệu người chết vì đói, khi ấy cái giá của con người trở nên rẻ rúng và người ta có thể dễ dàng nhặt được vợ.
Con người khao khát hạnh phúc, tổ ấm và hy vọng vào một ngày mai.
- Bà cụ Tứ ngạc nhiên và lo lắng biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không?”
Xóm ngụ cư ngạc nhiên và bàn tán.
Tràng bất ngờ với hạnh phúc của mình cho đến sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng.
⇒ Tình huống truyện cho ta thấy số phận buồn tủi của người lao động nghèo, từ đó bộc lộ tấm lòng người nông dân trong cảnh đời cơ hàn, đói khổ nhưng giàu tình cảm và luôn khát khao hạnh phúc.
Câu 3: Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt. Qua tình huống trong truyện, hiểu gì về tình cảm và thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói 1945? (SGK Ngữ văn 12 tập 2- trang 33)
Lời giải chi tiết:
- Giải thích nhan đề “Vợ nhặt":
Vợ là một người quan trọng, san sẻ cả cuộc đời với người đàn ông. Theo phong tục để cưới vợ thì người ta phải tìm hiểu và cưới xin đàng hoàng, trang trọng.
Nhặt thường là những thứ nhỏ bé, bị đánh rơi.
⇒ Nhan đề đã hé mở tình huống của truyện. Tràng có vợ một cách dễ dàng chỉ bằng vài ba câu đùa và bốn bát bánh đúc việc đó dễ dàng như nhặt được cái rơm, cái rác ngoài đường.
- Tác giả đã làm nổi bật tình cảnh cùng thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 qua hiện tượng “nhặt được vợ” của Tràng. Qua đó bộc lộ nên sự yêu thương, đùm bọc cùng sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm và niềm tin của con người trong hoàn cảnh khốn cùng.
Câu 4: Cảm nhận về niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng, Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ,...). (SGK Ngữ văn 12 tập 2- trang 33)
Lời giải chi tiết:
- Kim Lân đã thể hiện khát khao về tổ ấm gia đình của Tràng khi anh quyết định lấy vợ.
Ban đầu, Tràng còn phân vân và do dự nhưng sau đó cũng chậc lưỡi cho qua.
Khi dẫn vợ về xóm ngụ cư Tràng trở nên khác hẳn, chàng phơn phởn lạ thường, môi thì cười tủm tỉm, mắt sáng và mặt vênh tự đắc. Cũng có những lúc chàng ta lúng ta lúng túng đi bên vợ.
- Buổi sáng ngày đầu tiên khi Tràng lấy vợ, anh thấy êm ả, lửng lơ như người vừa tỉnh từ trong giấc mơ đi ra và xung quanh dường như cũng có sự thay đổi khác lạ.
Niềm hạnh phúc đã khiến Tràng ý thức hơn về bổn phận và trách nhiệm của bản thân.
Câu 5: Phân tích tâm trạng buồn vui lẫn lộn của bà cụ Tứ, qua đó anh chị hiểu gì về tấm lòng của bà mẹ nông dân này? (SGK Ngữ văn 12 tập 2- trang 33)
Lời giải chi tiết:
- Tâm trạng buồn vui lẫn lộn của bà cụ Tứ:
Vui, mừng, xót và tủi “ai oán xót thương cho số phận đứa con mình”.
Đối với con dâu “lòng bà đầy xót thương” nhưng bà nén tất cả vào trong mà dang tay người đàn bà xa lạ làm con dâu mình.
Bà mang hi vọng và sự lạc quan trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới “tao tính khi nào có tiền mua lấy con gà về nuôi”.
⇒ Bà cụ Tứ là hiện thân cho người nghèo khổ: bà nhìn thấy sự đau khổ của cuộc đời bà và bà cảm thấy lo cho thực tại bế tắc nhưng bà cũng vui trước hạnh phúc của con.
- Từ ngạc nhiên cho tới xót xa nhưng trên hết là tình yêu thương, chính bà cụ Tứ là người nói nhiều nhất về tương lai để các con có thêm động lực sống.
Câu 6: Anh chị hãy nhận xét về nghệ thuật viết truyện của Kim Lân (cách kể chuyện, cách dựng cảnh, đối thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, ngôn ngữ...). (SGK Ngữ văn 12 tập 2- trang 33)
Lời giải chi tiết:
- Cách kể chuyện của Kim Lân tự nhiên, lôi cuốn và hấp dẫn.
- Cách dựng cảnh vô cùng chân thật, gây ấn tượng cho người đọc: cảnh chết đói và cảnh bữa cơm ngày đói.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, tự nhiên và vô cùng chân thật.
- Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tính cách nhân vật và thực tế đời sống.
V. LUYỆN TẬP
Câu 1: Đoạn văn nào, chi tiết nào của tác phẩm gây xúc động và để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho anh chị? Vì sao? (SGK Ngữ văn 12 tập 2- trang 33)
Lời giải chi tiết:
Chi tiết gây ấn tượng nhất cho em đó là chi tiết nồi “chè khoán”. Đây là chi tiết nhỏ xuất hiện trong bữa cơm sáng đón nàng dâu mới ở cuối truyện nhưng nó lại có sức gợi và sức biểu đạt lớn:
Thể hiện niềm vui tội nghiệp cùng tình yêu thương giản dị của người mẹ già lao động nghèo muốn chăm chút cho bữa ăn của gia đình.
Thể hiện sự lạc quan khi đã trải qua biết bao cay cực ở đời: “khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”.
Vị đắng và chát nghẹn bứ của cháo cám chính là minh chứng cho hiện thực khốn cùng và đói khát của nhân dân ta trong nạn đói 1945.
Câu 2: Phân tích ý nghĩa của đoạn kết của tác phẩm. (SGK Ngữ văn 12 tập 2- trang 33)
Lời giải chi tiết:
- Kết truyện là một diễn biến tất yếu của mâu thuẫn nội tại: nhân dân đang bị lâm vào cảnh chết đói nhưng còn nghe tiếng trống thúc thu thuế của chính quyền vì vậy mà Tràng đã nghĩ đến lá cờ của Việt Minh.
- Kết truyện còn thể hiện tư tưởng nhân đạo mới, tư tưởng này không chỉ xót thương, cảm thông với nạn nhân của chế độ xã hội mà nó còn hướng tới việc để cho nạn nhân đấu tranh tự giải phóng mình. Đây cũng chính là quan điểm của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, theo đó mà các nhân vật, tính cách, hoàn cảnh đều trong xu thế vận động đi lên, một sự vận động hướng tới tương lai tươi sáng hơn.
- Kết thúc mở đã gợi ra cho người đọc nhiều liên tưởng và nhiều suy nghĩ.