[SOẠN BÀI] BÀI HỌC TỪ CÂY CAU

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu hỏi: Có bao nhiêu cuộc hỏi - đáp giữa các nhân vật với nhau trong đoạn này? (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 106)

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn này có tất cả 3 câu hỏi đáp giữa các nhân vật với nhau.

II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 

Câu 1: Hãy điền vào bảng sau những lời hỏi - đáp giữa các nhân vật với nhau và với hàng cau (làm vào vở). (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 107)

Lời giải chi tiết:

Câu 2: Theo em, những cây cau có gì đặc biệt mà có thể khơi gợi ở mỗi người trong gia đình của nhân vật “tôi” “một cách nghĩ”, “một cách sáng tạo, cách sống và làm việc,...”? (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 107)

Lời giải chi tiết:

Theo em những cây cau đặc biệt ở hình dáng, cốt cách và sức sống của cây cau gợi nhắc sự ngay thẳng, vươn cao, cứng cỏi, hòa hợp đón nắng, đón gió, đón chim muông đồng thời các nhân vật trong gia đình "tôi" mỗi người một thế hệ, đều trải qua những trải nghiệm, một kỉ niệm, tình cảm riêng khi nhìn ngắm cây cau.

Câu 3: Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”, đến hết văn bản, nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với hàng cau hay trò chuyện với chính mình? Vì sao em kết luận như vậy? (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 107)

Lời giải chi tiết:

Nhân vật tôi trò chuyện với chính mình em kết luận như vậy vì nhân vật “tôi” tuy hỏi hàng cau nhưng lại độc thoại và tự cảm nhận câu trả lời cho mình.

Câu 4: Tại sao có thể nói: Trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là cách giúp các nhân vật tự hoàn thiện bản thân? (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 107)

Lời giải chi tiết:

Có thể nói như vậy vì con người sống giữa thiên nhiên, không chỉ tìm kiếm trong thiên nhiên vẻ đẹp muôn hình vạn trạng mà còn học ở đó biết bao nhiêu bài học quý báu. Muốn được như vậy cần phải có khả năng làm bạn với thiên nhiên và tìm được tiếng nói chung với thiên nhiên.