[SOẠN BÀI] BÀI MỞ ĐẦU

I. HỌC ĐỌC

Câu hỏi: Sách Ngữ văn 7 hướng dẫn em đọc hiểu văn bản văn học thuộc những thể loại nào chưa được học ở lớp 6? Với nội dung chính của mỗi văn bản đã nêu trong các mục đọc hiểu truyện, thơ và kí, em thấy văn bản nào hấp dẫn với mình? Vì sao? (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 7)

Lời giải chi tiết: 

- Sách Ngữ văn 7 đã hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại em chưa được học ở lớp 6 đó là: thể loại văn học truyện, thơ và kí. 

- Các thể loại văn học đã được học ở lớp 6, nội dung chính của các văn bản đó là: 

- Văn bản truyện gồm: 

  • Người đàn ông cô độc giữa rừng: Nói về nhân vật Võ Tòng.
  • Dọc đường xứ Nghệ: Nói về thời thơ ấu của Hồ Chí Minh. 
  • Buổi học cuối cùng: Nói về buổi học tiếng Pháp cuối cùng trước khi cùng quê của Phrăng bị nhập vào nước Phổ.
  • Bố của Xi-mông: Nói về tình yêu thường cùng lòng thông cảm và vị tha.
  • Bạch tuộc: Nói về trận chiến quyết liệt của đoàn thuỷ thủ cùng những con bạch tuộc khổng lồ. 
  • Chất làm gỉ: Nói về Viên trung sĩ đã chế ra “chất làm gỉ”, nó có thể phá hủy tất cả các vũ khí làm bằng kim loại để ngăn chặn chiến tranh.
  • Nhật trình Sol 6: Ghi lại một tình huống bất ngờ và éo le của viên phi công vũ trụ trong một lần lên Sao Hỏa.
  • Một trăm dặm dưới mặt đất: Nói về cuộc phiêu lưu đầy thú vị của các nhân vật xuống thẳng trung tâm Trái Đất.
  • Ếch ngồi đáy giếng: Nói về một chú ếch kém hiểu biết và tự phụ.
  • Đẽo cày giữa đường: Nói về một người thợ mộc chỉ biết làm theo ý của người khác.
  • Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân: Nói về cuộc so bì giữa Tay, Chân, Miệng với Bụng rồi dẫn đến kết cục xấu.
  • Thầy bói xem voi: Nói về cách xem cùng cách phán về voi của năm thầy bói dẫn đến cách nhìn nhận đánh giá sự vật phiến diện.

- Văn bản thơ gồm:

  • Mẹ: Nói về những xúc động và bâng khuâng của tác giả khi nghĩ về mẹ. 
  • Ông đồ: Nói về tâm trạng buồn bã xót xa và thảng thốt với cả thế hệ nhà Nho sắp bị lãng quên khi nhìn thấy hình ảnh ông Đồ viết chữ Nho. 
  • Tiếng gà trưa: Nói về tâm sự giản dị cùng những xúc động của tác giả khi nghe thấy “tiếng gà trưa”.
  • Một mình trong mưa: Thể hiện lên tâm sự của một người mẹ vất vả nuôi con thông qua hình ảnh con cò. 
  • Những cánh buồm: Nói về tình cảm cha con sâu nặng khi đứng trước biển cả rộng lớn. 
  • Mây và sóng: Ca ngợi lên tình mẹ con sâu nặng. 
  • Mẹ và quả: Nói về tâm trạng xót xa và lo lắng của tác giả khi nghĩ đến người mẹ đã già. 
  • Rồi ngày mai con đi: Lời tâm sự chân thành, sâu lắng của người cha miền cao tiễn con xuống núi. 

- Văn bản kí gồm: 

  • Cây tre Việt Nam: Nói về cảm xúc và suy nghĩ về hình ảnh cây tre - một biểu tượng cho con người Việt Nam. 
  • Trưa tha hương: Nói về nỗi nhớ quê nhà da diết khi tác giả bất ngờ nghe được tiếng ru con xứ Bắc trên đất khách quê người.
  • Người ngồi đợi trước hiên nhà: Nói về sự hi sinh thầm lặng, lớn lao của người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh.
  • Tiếng chim trong thành phố: Nói về kỉ niệm đẹp một thời của thành phố Hà Nội.

⇒ Văn bản mà em thấy hấp dẫn với mình nhất trong tất cả các văn bản trên đó là “Mây và sóng" vì văn bản đã đề cao tình mẹ con mang lại cho em nhiều suy nghĩ và xúc động.

Câu hỏi: (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 8)

a. Nêu đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7. 

b. Điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là gì?

c. Các văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7 có gì khác biệt so với sách Ngữ văn 6? 

 Lời giải chi tiết: 

a. Đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7 là. 

- Văn bản nghị luận: 

  • Đất rừng phương Nam: Phân tích những nét đặc sắc về con người và thiên nhiên. 
  • Tiếng gà trưa: Cái hay và cái đẹp. 
  • Hai vạn dặm dưới đáy biển: Nói về sức hấp dẫn. 
  • Ông đồ: Những nét đặc sắc của ông đồ. 
  • Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Trình bày thuyết phục và sâu sắc về truyền thống lâu đời, quý báu của dân tộc. 
  • Đức tính giản dị của Bác Hồ: Khẳng định lối sống giản dị làm nên sự vĩ đại của Bác. 
  • Tượng đài vĩ đại nhất: Sự hy sinh cao cả của biết bao nhiêu đồng bào, đồng chí để có được cuộc sống như ngày nay. 
  • Sự giàu đẹp của tiếng Việt: Thông qua việc phân tích và làm rõ những vẻ đẹp cùng sự phong phú của tiếng Việt để nói lên lòng tự hào dân tộc. 

- Văn bản thông tin:

  • Ca Huế: Những quy định của một loạt những hoạt động văn hóa truyền thống nổi tiếng của vùng đất Cố đô.
  • Hội thi thổi cơm: Những luật lệ thú vị khác nhau ở mỗi địa phương trong cuộc thi thổi cơm. 
  • Những nét đặc sắc trên đất “đấu vật” Bắc Giang: Giới thiệu luật lệ của hoạt động văn hóa - thể thao đặc sắc mang tinh thần thượng võ. 
  • Trò chơi dân gian của người Khmer Nam Bộ: Giới thiệu về cách chơi độc đáo ở đồng bằng sông Cửu Long. 
  • Ghe xuồng Nam Bộ: Giới thiệu về các phương tiện đi lại của vùng sông nước miền Nam.
  • Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa: Giới thiệu về cách vận chuyển đa dạng của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên và miền núi phía Bắc. 
  • Tổng kiểm soát phương tiện giao thông: Những vi phạm về giao thông cần phải khắc phục. 
  • Một số phương tiện giao thông của tương lai: Giới thiệu về những ý tưởng độc đáo và mới lạ. về phương tiện giao thông.

b + c: Điểm khác biệt giữa văn bản nghị luận, văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7 so với sách Ngữ văn 6 đó là: Nội dung đọc hiểu của các văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 6 có liên quan đến sự kiện lịch sử, sự kiện khoa học còn nội dung các văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7 lại hướng đến những nét đặc sắc về văn hóa và phương tiện đi lại của các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam.

Câu hỏi: Đọc mục Thực hành tiếng Việt và trả lời các câu hỏi sau: (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 9)

a. Bốn nội dung lớn về tiếng Việt trong sách Ngữ văn 7 là gì? Mỗi nội dung lớn có các nội dung cụ thể nào?

b. Hệ thống bài tập tiếng Việt trong sách Ngữ văn 7 có những loại cơ bản nào?

Lời giải chi tiết: 

a. Bốn nội dung lớn về tiếng Việt trong sách Ngữ văn 7 gồm: 

  • Từ vựng: Thành ngữ, tục ngữ, thuật ngữ, nghĩa của một số yếu tố Hán Việt, ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh.
  • Ngữ pháp: Số từ, phó từ, các thành phần chính trong câu, các thành phần trạng ngữ trong câu, công dụng của dấu chấm lửng.
  • Hoạt động giao tiếp: Biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh, nói quá, liên kết mạch lạc trong văn bản, kiểu văn bản và thể loại văn bản. 
  • Sự phát triển của ngôn ngữ: ngôn ngữ vùng miền và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. 

b. Hệ thống bài tập tiếng Việt trong sách Ngữ văn 7 gồm:

  • Nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt.
  • Phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt.
  • Tạo lập đơn vị tiếng Việt.

II. HỌC VIẾT

Câu hỏi: Đọc phần Học viết và trả lời các câu hỏi sau: (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 10)

a. Sách Ngữ văn 7 rèn luyện cho các em viết những kiểu văn bản nào? Nội dung cụ thể của mỗi kiểu văn bản là gì?

b. Những kiểu yêu cầu về quy trình và kiểu văn bản nào tiếp tục được rèn luyện ở lớp 7?

Lời giải chi tiết: 

a. Sách Ngữ văn 7 đã rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản như : tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng. 

- Nội dung cụ thể của mỗi kiểu văn bản như sau:

  • Tự sự: Kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử nào đó, kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả.
  • Biểu cảm: Ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ, con người hoặc một sự việc nào đó.
  • Nghị luận: Nghị luận xã hội (về một vấn đề trong đời sống) và nghị luận văn học (phân tích đặc điểm của nhân vật).
  • Thuyết minh: Thuyết minh về quy tắc hay luật lệ trong một hoạt động hoặc một trò chơi.
  • Nhật dụng: Bản tường trình.

b. Những yêu cầu về quy trình và kiểu văn bản tiếp tục được rèn luyện ở lớp 7 đó là tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.

III. HỌC NÓI VÀ NGHE

Câu hỏi: Đọc phần Học nói và nghe và trả lời các câu hỏi sau: (SGK Ngữ văn 7 tập 1- trang 11)

a. Các nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe là gì?

b. So với các yêu cầu cụ thể về kĩ năng nói và nghe, em còn những hạn chế nào?

Lời giải chi tiết: 

a. Các nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe là:

  • Nói: Trình bày về một vấn đề trong đời sống, kể lại truyện ngụ ngôn, giải thích về quy tắc hay luật lệ của một hoạt động hay trò chơi.
  • Nghe: Tóm tắt lại nội dung trình bày của người khác.
  • Nói nghe tương tác: Trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng ý kiến của người khác, thảo luận về một vấn đề gây tranh cãi.

b. Học sinh tự liên hệ bản thân.