Câu 1: Tác giả bức thư đã bày tỏ tình cảm gì với nhân vật chú lính chì dũng cảm? (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 63)
Lời giải chi tiết:
Tác giả đã bày tỏ sự yêu mến cùng sự nể phục đối với chú lính chì dũng cảm.
Câu 2: Nhân vật chú lính chì dũng cảm đã gợi ra cho tác giả bức thư bài học gì? (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 63)
Lời giải chi tiết:
Nhân vật chú lính chì dũng cảm đã gợi ra cho tác giả bài học về sự dũng cảm, sự can đảm đương đầu với những khó khăn, thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
Câu 3: Tác giả bức thư suy nghĩ như thế nào về kết thúc không có hậu của truyện Chú lính chì dũng cảm? Em có đồng ý với điều đó không? (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 63)
Lời giải chi tiết:
Tác giả muốn người đọc nhận ra được những mặt trái của đời sống thực, em hoàn toàn đồng ý với ý kiến ấy vì theo suy nghĩ của tác gỉa, trẻ em ngày nay đang sống trong một thế giới thực nơi mà hằng ngày vẫn diễn ra chiến tranh, đau thương, tệ nạn ma túy và cảnh đói nghèo. Cần nhịn nhận những mặt trái của cuộc sống thực tại một cách nghiêm túc để có cách giải quyết hiệu quả từ đó xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Câu 4: Hãy giới thiệu với các bạn một nhân vật văn học đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 63)
Lời giải chi tiết:
Nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng là nhân vật mà em yêu thích nhất. Cậu bé Gióng rất kì lạ, tuy đã lên ba những không biết nói biết cười, ai đặt đâu thì nằm đấy nhưng khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu đã cất tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc. Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. Hình ảnh Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi nhảy lên lưng ngựa sắt xông thẳng ra trận là hình ảnh mang lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Gióng chiến đấu kiên cường dù roi sắt gãy cũng không làm cậu nao núng hay nhụt chí. Trong tình thế ấy Gióng nhanh trí nhổ tre bên đường quật vào giặc đến cùng. Khi đã đánh thắng giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà cưỡi chú ngựa sắt bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục, biết ơn.