I. CHUẨN BỊ

Yêu cầu: Xem lại khái niệm tùy bút ở phần Kiến thức Ngữ Văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.  (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 54)

- Khi đọc tùy bút các em cần chú ý:

  • Đề tài của bài tùy bút (ghi chép về ai, về sự việc gì)?
  • Những cảm xúc, suy tư, nhận xét, đánh giá của tác giả.
  • Ý nghĩa xã hội sâu sắc của nội dung bài tùy bút.
  • Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ của bài tùy bút.

- Đọc trước văn bản Cây tre Việt Nam, tìm hiểu thông tin về tác giả Thép Mới, ghi chép lại những hiểu biết của em về cây tre.

Lời giải chi tiết: 

- Khi đọc tùy bút cần chú ý:

  • Đề tài của tuỳ bút nói về sự gắn bó cùng ý nghĩa của cây tre trong cuộc sống sinh hoạt, sản xuất và văn hóa của người dân Việt Nam.
  • Tác giả có những hiểu biết sâu rộng về cây tre và có trân trọng, tự hào về nó.
  • Cây tre gắn bó sâu sắc với người dân Việt Nam trong lao động, trong sản xuất và cả trong chiến đấu. Cây tre đại diện cho những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam.
  • Ngôn ngữ trong bài tuỳ bút sâu sắc và nhiều hình ảnh tượng trưng.

- Tác giả Thép mới: Thép Mới (1925-1991) tên khai sinh là Hà Văn Lộc. Ông được sinh ta ở thành phố Nam Định còn quê gốc ở quận Tây Hồ, Hà Nội. Ngoài báo chí ông còn viết nhiều bút kí và thuyết minh phim.

- Một số hiểu biết về cây tre:

  • Tre có từ lâu đời và gắn bó với người dân Việt Nam ta qua hàng nghìn năm. 
  • Tre có rất nhiều loại như:  tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên,và cả lũy tre thân thuộc đầu làng.

II. CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Điểm giống nhau giữa tre, nứa, trúc, mai, vầu là gì? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 54)

Lời giải chi tiết: 

Điểm giống nhau là chúng cùng một mầm non măng và mọc thẳng.

Câu 2: Chú ý tác dụng của việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre”. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 55)

Lời giải chi tiết: 

Việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre” nhằm nhấn mạnh và khẳng định rằng nền văn hóa dân tộc cùng nếp sống sinh hoạt của con người Việt Nam đều gắn liền với cây tre xanh.

Câu 3: Câu kết phần 2 khái quát điều gì? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 56)

Lời giải chi tiết: 

Câu kết phần 2 khái quát rằng cây tre đã chứng kiến và hiện hữu trong suốt cuộc đời con người Việt Nam từ khi chào đời cho đến khi trưởng thành và nhắm mắt xuôi tay.

Câu 4: Nội dung chính của phần 3 là gì? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 56)

Lời giải chi tiết: 

Nội dung chính của phần 3 là tre đã sát cánh với con người trong cuộc sống, trong chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước không những vậy tre còn là người bạn đồng hành với con người trong cuộc sống.

Câu 5: Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn này. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 56)

Lời giải chi tiết: 

- Biện pháp nhân hoá, liệt kê, điệp ngữ thể hiện tre như người chiến sĩ dũng cảm và kiên cường. 

- Hình ảnh ẩn dụng biểu tượng cho thế hệ trẻ - tương lai của đất nước. Tác giả đặt niềm tin sâu sắc vào thế hệ trẻ của dân tộc Việt Nam. 

Câu 6: Chỉ ra tác dụng của biện pháp điệp trong đoạn này. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 56)

Lời giải chi tiết: 

Điệp ngữ “tre" có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh cây tre với những phẩm chất đáng quý và thể hiện nó là anh hùng trong chiến đấu để bảo vệ quê hương, chống lại kẻ thù. Ngoài ra biện pháp điệp còn tạo nhạc điệu cho đoạn văn, các câu văn nhịp nhàng, tăng chất hùng biện, đanh thép cho lời văn, thể hiện tình cảm yêu mến, cảm phục của tác giả với cây tre Việt Nam và con người Việt Nam.

Câu 7: Nội dung chính của phần 4 là gì? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 57)

Lời giải chi tiết: 

Nội dung chính của phần 4 đó là tre luôn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và cả trong tương lai.

Câu 8: Đoạn kết toàn bài muốn khẳng định điều gì? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 57)

Lời giải chi tiết: 

Đoạn kết bài tác giả muốn khẳng định những nét đẹp phẩm chất cùng khí phách của cây tre và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.

III. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật qua bài tùy bút này là gì? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 57)

Lời giải chi tiết: 

Nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật qua bài tùy bút đó là mối quan hệ và tình thân giữa cây tre với đời sống của con người Việt Nam về cả vật chất và tinh thần. Việc đặt tên nhan đề cũng cho ta thấy rằng ông muốn đề cao tầm quan trọng của cây tre. Tre bắt nguồn từ Việt Nam và hình ảnh cây tre luôn gắn bó với người Việt Nam đặc biệt là đối với người nông dân.

Câu 2: Những câu hoặc đoạn văn nào thể hiện rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về cây tre Việt Nam? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 57)

Lời giải chi tiết: 

Những câu văn thể hiện rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về cây tre là: Tre có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi; Dáng tre vươn mộc mạc và thanh cao; Mầm măng non mọc thẳng; Màu xanh của tre tươi mà nhã nhặn; Tre cứng cáp mà lại dẻo dai, vững chắc; Tre luôn gắn bó, làm bạn với con người trong nhiều hoàn cảnh, tre là cánh tay của người nông dân; Tre là thẳng thắn, bất khuất “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng ”, tre trở thành vũ khí cùng con người chiến đấu giữ làng, giữ nước; tre còn giúp con người biểu lộ tâm hồn tình cảm qua âm thanh của các nhạc cụ bằng tre ...

Câu 3: Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong bài tùy bút Cây tre Việt Nam. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 57)

Lời giải chi tiết: 

- Biện pháp nhân hoá “tre" có hành động và cử chỉ như con người thể hiện những phẩm chất cao quý của tre như đùm bọc, xả thân vì nhau và hi sinh cho thế hệ mai sau.

- Biện pháp so sánh thể hiện sức sống cùng sự cương trực và dũng mãnh của tre.

- Biện pháp ẩn dụ (Tre Việt Nam) dựa trên những nét t­ương đồng giữa tre và con ngư­ời Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con ngư­ời Việt Nam những phẩm chất cao quý của tre cũng là những phẩm chất cao quý của con ng­ười Việt Nam.

- Điệp ngữ “tre" nhấn mạnh hình ảnh cây tre với những phẩm chất đáng quý và thể hiện nó là anh hùng trong chiến đấu để bảo vệ quê hương, chống lại kẻ thù. Ngoài ra biện pháp điệp còn tạo nhạc điệu cho đoạn văn, các câu văn nhịp nhàng, tăng chất hùng biện, đanh thép cho lời văn, thể hiện tình cảm yêu mến, cảm phục của tác giả với cây tre Việt Nam và con người Việt Nam.

Câu 4: Dẫn ra một hoặc hai câu văn mà em cho là đã thể hiện rõ đặc điểm: Ngôn ngữ của tùy bút rất giàu hình ảnh và cảm xúc. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 57)

Lời giải chi tiết: 

Theo em câu văn thể hiện rõ đặc điểm ngôn ngữ tuỳ bút rất giàu hình ảnh và cảm xúc đó là: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!

Câu 5: Hình ảnh cây tre trong bài tùy bút tiêu biểu cho những phẩm chất nào của con người Việt Nam? Nội dung của bài tùy bút có ý nghĩa sâu sắc như thế nào? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 57)

Lời giải chi tiết: 

- Hình ảnh cây tre trong bài tùy bút tiêu biểu cho sức sống mãnh liệt tiềm tàng, hiên ngang bất khuất, giản dị, thủy chung, cần cù và chịu khó của người dân Việt Nam. 

- Nội dung bài tuỳ bút: Mượn hình ảnh của cây tre (một loài cây thân thuộc, gắn bó) với nhân dân Việt Nam để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân Việt Nam.

Câu 6: Em hãy dẫn ra một số bằng chứng để thấy tre, nứa vẫn gắn bó thân thiết với đời sống con người Việt Nam. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 57)

Lời giải chi tiết: 

Tre dùng để làm đồ thủ công mỹ nghệ, tạo ra sản phẩm điêu khắc đẹp, làm thuốc trong dân gian,...