[SOẠN BÀI] CHÚNG TA CÓ THỂ ĐỌC NHANH HƠN

I. CHUẨN BỊ ĐỌC 

Câu 1: Theo em, trong các hoạt động như đọc sách, ghi chép,... có cần đến quy tắc, luật lệ không? Vì sao? (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 98)

Lời giải chi tiết:

Theo em trong các hoạt động như đọc sách, ghi chép cần có quy tắc và luật lệ vì khi ta đọc sách theo quy tắc, luật lệ sẽ giúp tiếp thu hiệu quả và có được nhiều kiến thức hơn. 

Câu 2: Khi đọc một văn bản, em thường đọc thành tiếng hay đọc thầm và em đã bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của mình chưa? Hãy chia sẻ với các bạn cùng nhóm. (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 98)

Lời giải chi tiết:

Khi đọc văn bản em thường đọc thầm và chưa hoàn toàn hài lòng với khả năng đọc hiểu của bản thân. Khi đọc thầm ta sẽ nghe thấy được các từ được phát âm lên trong trí óc mình nhưng điều này đồng thời cũng sẽ làm giảm tốc độ đọc sách rất nhiều. 

II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên là một văn bản giới thiệu về một quy tắc trong hoạt động? (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 101)

Lời giải chi tiết:

- Những dấu hiệu giúp em biết văn bản trên là một văn bản bản giới thiệu về một quy tắc trong hoạt động là: 

  • Có các bước hướng dẫn rõ ràng và có hình ảnh minh hoạ cụ thể.
  • Giới thiệu những mẹo bản giới thiệu về một quy tắc trong hoạt động.
  • Cung cấp thông tin bổ ích, trình bày ngắn gọn và dễ hiểu. 

- Mục đích của văn bản đó là trình bày, hướng dẫn học sinh làm quen với cách đọc sách nhanh và hiệu quả. 

Câu 2: Xác định thông tin cơ bản của văn bản trên. Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết của văn bản. (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 101)

Lời giải chi tiết:

- Thông tin cơ bản của văn bản đó là hướng dẫn cách đọc văn bản một cách nhanh và nắm thông tin hiệu quả. 

- Đặc điểm của văn bản rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, được chia làm nhiều đề mục có hình ảnh minh hoạ còn mục đích viết của văn bản giúp học sinh đọc được nhanh và hiệu quả hơn. 

⇒ Đặc điểm trình bày và mục đích của văn bản có sự gần gũi và phối hợp chặt chẽ với nhau.

Câu 3: Với các đoạn 1,2,3 nếu không có hình minh họa thì có thể việc đọc hiểu sẽ gặp khó khăn. Vì sao?

Với các đoạn 4,5,6 nếu không có hình minh họa thì có thể việc đọc hiểu vẫn thuận lợi. Vì sao? (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 101)

Lời giải chi tiết:

- Với các đoạn 1,2,3 phần này hướng dẫn cách đọc văn bản nhanh theo các cách như “Sử dụng bút chì làm vật dẫn đường, Tìm kiếm ý chính và từ khóa, Mở rộng tầm mắt để đọc cả cụm 5 - 7 chữ” nên cần có hình ảnh minh hoạ thì học sinh mới có thể học theo nhanh chóng và dễ dàng. Vì cách đọc này nếu chỉ xem bằng từ ngữ sẽ cảm thấy hơi mơ hồ, khó hiểu thậm chí là xa lạ với học sinh nên sẽ rất khó khăn nếu không có hình ảnh minh hoạ. 

- Với các đoạn 4,5,6 dù không có ảnh minh hoạ vẫn đọc hiểu thuận lợi vì phần này hướng dẫn cách đọc quen thuộc rất dễ hình dung. Những nội dung này đều đã rất quen thuộc và học sinh có thể dễ dàng hình dung được mà không cần đến ảnh minh hoạ.

Câu 4: Chỉ ra cước chú trên văn bản và tài liệu tham khảo. Mục Tài liệu tham khảo (trích) ở cuối văn bản gồm mấy đơn vị tài liệu, mỗi đơn vị tài liệu có những loại thông tin nào? Việc trình bày tài liệu tham khảo cho văn bản có tác dụng gì? (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 101)

Lời giải chi tiết:

- Cước chú trên văn bản cùng tài liệu tham khảo ở chân trang: Nhan đề văn bản do nhóm biên soạn đặt và Cần phân biệt giữa “đọc bằng mắt” và “đọc thầm. Đọc thầm là nhìn vào văn bản, miệng vẫn lẩm bẩm theo từng chữ còn đọc bằng mắt là “đọc bằng giọng đọc bên trong” nghĩa là “đọc bằng não. ”

- Mục tài liệu tham khảo ở cuối văn bản gồm 6 đơn vị tài liệu và mỗi đơn vị tài liệu đều có các thông tin như: tác giả, tên tài liệu, nơi xuất bản, năm xuất bản, nhà xuất bản.

Câu 5: Sau khi đọc văn bản trên, em thấy bản thân có thể luyện tập để đạt tốc độ đọc nhanh hơn hay không? Vì sao? (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 101)

Lời giải chi tiết:

Thông qua văn bản em thấy bản thân có thể luyện tập để đạt tốc độ đọc nhanh hơn vì khi có cách thức và quy tắc em sẽ đọc sách có hiệu quả hơn rất nhiều.