I. CHUẨN BỊ ĐỌC 

Câu 1: Em đã từng ăn cốm chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về mùi vị của cốm. (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 78)

Lời giải chi tiết:

Em đã được ăn cốm, nó rất dẻo có vị ngọt nhẹ và rất thơm.

Câu 2: Dựa vào nhan đề, em hãy dự đoán nội dung của văn bản. (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 78)

Lời giải chi tiết:

Từ nhan đề của văn bản em đoán nội dung văn bản sẽ giới thiệu về cốm làng Vòng hoặc giới thiệu về cách làm cốm hoặc nơi sản xuất ra cốm Vòng. 

II. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu 1: Em hình dung thế nào về hình ảnh cô gái làng Vòng được tác giả miêu tả trong đoạn này? (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 78)

Lời giải chi tiết:

Em hình dung cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán là cô gái mộc mạc, ưn nhìn và đầu trùm nón lá.

Câu 2: Để làm ra sản phẩm cốm, cần bao nhiêu công đoạn? (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 80)

Lời giải chi tiết:

Để làm ra cốm cần 6 công đoạn đó là: ngắt lúa, tuốt lúa, đảo trong nồi rang, xay giã thóc, sàng thóc và hồ.

III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn sau: (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 80)

Vì thế, ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cũng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch cao quý; phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi, và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng

Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừ ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

Đó là tình cảm, cảm xúc như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ và hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong đoạn văn trên là: thanh lịch, cao quý, từng chút một, không được phũ phàng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

- Đó là những tình cảm trân trọng và nâng niu với món quà quý giá của đồng quê ban tặng.

Câu 2: Tìm một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản và nêu tác dụng của chúng. (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 81)

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc và suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản đó là: 

  • Một ngày đầu tháng Tám, đi dạo những vùng trồng lúa đó, ta sẽ thấy ngào ngạt mùi lúa chín xen với mùi cỏ, mùi đất của quê hương làm cho ta nhẹ nhõm và đôi khi...phơi phới.
  • Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng.

⇒ Chúng có tác dụng bộc lộ trực tiếp cảm xúc cùng suy nghĩ của tác giả một cách sinh động như hòa quyện với hương vị thơm mát thanh khiết của tự nhiên với nét đẹp mộc mạc mà nên thơ của đất trời và tạo cho người đọc ấn tượng khó quên.

Câu 3: Đọc văn bản, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn của nhà văn Vũ Bằng? (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 81)

Lời giải chi tiết:

Qua việc đọc văn bản em thấy tâm hồn của nhà thơ là một tâm hồn tinh tế, bay bổng và tha thiết. Ông có một tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước sâu sắc cùng sự trân trọng và sự nâng niu món ăn dân dã, bình dị của người dân Việt Nam.

Câu 4: Xác định chủ đề của văn bản. Dựa vào đâu em xác định như vậy? (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 81)

Lời giải chi tiết:

Chủ đề của văn bản là tình cảm yêu quý và trân trọng của tác giả đối với cốm và đối với văn hoá của dân tộc cũng như cách sống đẹp, giàu văn hóa của người Hà Nội. Em xác định như vậy dựa vào các từ ngữ và hình ảnh mà tác giả sử dụng để miêu tả cốm, những từ ngữ biểu cảm thể hiện trực tiếp tình cảm yêu quý, nâng niu, trân trọng của tác giả đối với cốm.

Câu 5: Em hãy chỉ ra một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản. (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 81)

Lời giải chi tiết:

Một số đặc điểm nổi bật của tùy bút đó là ghi chép những con người, sự kiện cụ thể có thực, ở đây tác giả đã đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức cùng đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại. 

Câu 6: “Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm?”. Hãy viết từ 3 đến 5 câu trình bày cách lí giải của em về câu hỏi trên. (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 81)

Lời giải chi tiết:

Hai câu hỏi trên là một sự phủ định để khẳng định tầm quan trọng của lá sen cùng rơm tươi trong việc gói cốm. Chắc hẳn tác giả đã có câu trả lời cho hai câu hỏi trên. Chỉ có thể dùng lá sen vì nó sẽ giúp giữ lại hương vị của cốm một cách trọn vẹn nhất. Bọc trong lá sen là những hạt cốm thơm ngon, dẻo quánh bên ngoài được buộc bằng những cọng rơm tươi ở cây lúa tạo nên một sự dân dã, bình dị rất đỗi quen thuộc mà không kém phần chắc chắn. Vì vậy lá sen và rơm tươi là hai nguyên liệu quan trọng nhất trong việc lưu giữ nét đẹp truyền thống nhất của cốm và không gì có thể thay thế được.