Câu 1: Nêu các thủ pháp trào phúng của thể loại hài kịch, truyện cười qua các văn bản đã học trong bài. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 120)
Lời giải chi tiết:
Các thủ pháp trào phúng được sử dụng trong hài kịch, truyện cười đã học là: châm biếm - mỉa mai, đả kích, hài hước.
Câu 2: Từ các văn bản đã học đó, em nhận thấy tiếng cười có sức mạnh như thế nào đối với đời sống con người? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 120)
Lời giải chi tiết:
Tiếng cười giúp con người vui vẻ đồng thời phê phán những thói hư, tật xấu của con người.
Câu 3: Tìm đọc một số vở hài kịch và truyện cười viết về những thói xấu của con người. Chọn trong số đó một tác phẩm em thích nhất và trả lời các câu hỏi sau. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 120)
a. Tác phẩm phê phán thói xấu nào?
b. Thủ pháp trào phúng là gì?
c. Chi tiết nào em thấy thú vị nhất?
Lời giải chi tiết:
a. Tác phẩm “Thầy bói xem voi" phê phán cách nhìn nhận vấn đề phiến diện, không chịu lắng nghe ý kiến của người khác chỉ một mực muốn theo ý kiến chủ quan của mình.
b. Thủ pháp trào phúng được thể hiện ở cách các thầy bói xem voi bằng tay và phán về voi. Tuy mỗi thầy chỉ được sờ một bộ phận của voi nhưng lại phán cả hình thù của con voi. Thái độ của cả năm thầy bói khi phán về voi: tuy đều sai nhưng không ai nhường ai mà chỉ một mực theo ý kiến chủ quan của mình và cho rằng ý kiến của người khác là sai.
c. Chi tiết em thấy thú vị nhất là khi các thầy bói nêu lên ý kiến riêng và không ai chịu nghe ai.
Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 120)
“Cười là một hình thức chế ngự cái xấu” (Phương Lựu – Trần Đình Sử – Lê Ngọc Trà, Lí luận văn học, tập 1, NXB Giáo dục, 1986, tr. 241).
Lời giải chi tiết:
Cái hài trong truyện cười dân gian được biểu hiện qua tiếng cười ở nhiều góc độ khác nhau như cười đả kích, châm biếm, giễu cợt, cái cười vui, trên cơ sở phản ánh các hiện tượng xã hội đa dạng của đời sống con người, nhưng điểm nổi bật chính là tiếng cười mang tính triết lý xã hội sâu sắc. Truyện cười dân gian là một sản phẩm nghệ thuật của nhân dân lao động, ở đó tiếng cười như một vũ khí của chính nghĩa, của đạo đức để lên án cái xấu, cái phi nghĩa và cái vô đạo đức. Cái cười tố cáo quan lại, vua chúa tham lam, dâm ô, trụy lạc, buôn thần, bán thánh là tiếng cười trí tuệ nó vượt xa cái cười giải trí. Tiếng cười ấy phơi bày ung nhọt và sự mục rỗng của xã hội. Tuy rằng chưa đủ sức để công phá thành trì của chế độ phong kiến nhưng tiếng cười ấy có ý nghĩa kéo nhanh hơn sự xuống dốc của chế độ phong kiến lỗi thời, góp phần mở đường cho sự tiến bộ của xã hội tốt đẹp hơn. Ý nghĩa thẩm mỹ của cái hài ấy là vạch trần cái xấu núp bóng cái đẹp để khẳng định cái đẹp và lấy cái đẹp làm tiêu chuẩn để nhận dạng cái xấu.