[SOẠN BÀI] DÒNG “SÔNG ĐEN"

I. CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 69)

Lời giải chi tiết: 

Em hình dung cảnh vật và không gian đó sẽ có muôn loài vật dưới đại dương cùng những loài cây cỏ mới lạ.

II. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu 1: Dựa vào hành trình mà giáo sư A- rô- nắc đã kể, em hãy giải thích tại sao tác giả lại đặt tên chương này là Dòng “Sông Đen”? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 70)

Lời giải chi tiết: 

Tác giả đặt tên chương này là Dòng “Sông Đen" vì ở đây có một con quái vật biển có khả năng đâm thủng vỏ tàu bằng thép. Nó có kích thước khổng lồ cùng tốc độ di chuyển nhanh gây nên nỗi hoang mang vì mất an toàn hàng hải. 

Câu 2: Qua 5 lượt thoại giữa giáo sư A- rô- nắc và Nét Len, em thấy họ có ý kiến như thế nào về thuyền trưởng Nê-mô và việc ở lại con tàu Nau- ti- lúx? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 72)

Lời giải chi tiết: 

Em thấy họ thấy thuyền trưởng Nê-mô là người bí ẩn, khó hiểu và việc ở lại con tàu là điều bất đắc dĩ, họ không hề muốn ở lại mà muốn chạy trốn.

Câu 3: Xác định những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của đáy biển qua cửa kính của con tàu Nau- ti- lúx. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 72)

Lời giải chi tiết: 

Chi tiết miêu tả vẻ đẹp của đáy biển qua cửa kính của con tàu là: Bóng tối trong phòng càng tăng thêm ánh sáng rực rỡ bên ngoài. Nhìn qua ô cửa, ta có cảm tưởng như đứng trước một bể nuôi cá khổng lồ. 

Câu 4: Em hình dung như thế nào để về cảnh được miêu tả trong đoạn này? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 73)

Lời giải chi tiết: 

Em hình dung ra đây là một cảnh rất đẹp với sự xuất hiện của muôn loài sinh vật dưới độ sâu 50m nước biển. 

III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Văn bản viết về đề tài gì? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 74)

Lời giải chi tiết: 

Đề tài của văn bản là khoa học viễn tưởng: cuộc sống, sự trải nghiệm dưới đại dương trên một con tàu hiện đại.

Câu 2: Xác định tình huống, nhân vật, không gian, thời gian trong văn bản. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 74)

Lời giải chi tiết: 

- Tình huống trong văn bản là các nhân vật bị đâm thủng tàu và được tàu Nau- ti- lux cứu. Ở đây họ gặp thuyền trưởng Nê-mô và có những trải nghiệm mới.

- Nhân vật trong văn bản gồm: Thuyền trưởng Nê-mô, Nét và Công – xây, giáo sư A- rô- nắc. 

- Không gian trong văn bản là: dưới đáy biển sâu cùng nhiều cảnh đẹp thần tiên mà lần đầu các nhân vật được thấy.

- Thời gian trong văn bản là: Từ trưa - 5h chiều, nhờ vào quãng thời gian ấy mà ánh sáng tự nhiên dưới đáy biển sâu đã giúp các nhân vật khám phá vẻ đẹp biển cả.

Câu 3: Liệt kê những sự kiện chính xảy ra với nhân vật giáo sư A- rô- nắc trong văn bản. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 74)

Lời giải chi tiết: 

Những sự kiện chính xảy ra với giáo sư A-rô-nắc là: Gặp thuyền trưởng Nê-mô → Ở trên con tàu Nau- ti- lux → Trải nghiệm cuộc sống cùng quang cảnh dưới sâu thẳm đại dương. 

Câu 4: Tác giả để cho giáo sư A- rô- nắc và Nét Len tranh luận về vấn đề gì? Em có đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn giữa hai nhân vật này của tác giả không? Vì sao? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 74)

Lời giải chi tiết: 

Tác giả đã để giáo sư A- rô- nắc và Nét Len tranh luận về con tàu và về những điều bí ẩn đang xảy ra với họ. Em đồng ý với cách giải quyết của họ  vì nó giúp tác phẩm thêm hấp dẫn kịch tính. 

Câu 5: Tìm trong văn bản một số chi tiết phù hợp, điền vào bảng sau:  (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 74)

Từ những chi tiết đó, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Nê-mô?

Lời giải chi tiết:

⇒ Nhân vật Nê-mô là nhân vật có khả năng sáng tạo và bí ẩn, khó hiểu. 

Câu 6: Tóm tắt nội dung văn bản. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 74)

Lời giải chi tiết: 

Văn bản kể về câu chuyện của giáo sư A-rô-nắc (người nghiên cứu về sinh vật học), cộng sự Công-xây và Nét Len (một thợ săn cá voi đã bị rơi xuống biển) và được con tàu Nau-ti-lơtx cứu. Câu chuyện là cuộc hành trình khám phá bí ẩn về thuyền trưởng bí ẩn Nê-mô cùng những bí ẩn dưới đáy đại dương bao la. Trong khi giáo sư A-rô-nắc tỏ ra thích thú, tò mò về những bí ẩn nơi đây thì Nét Len lại luôn tìm cách chạy trốn để thoát khỏi nơi này. Sau đó họ đã được chiêm ngưỡng khung cảnh chốn thần tiên nơi có vô số loài cá khác nhau, chúng mang những vẻ đẹp tuyệt diệu. Khép lại câu chuyện là dòng suy nghĩ của giáo sư A-rô-nắc và con tàu Nau-ti-lơtx chảy xiết theo Dòng “Sông đen”. 

Câu 7: Tàu Nau- ti- lux được điều khiển hoàn toàn bằng điện năng, trong khi vào thời điểm tác phẩm ra đời, điện năng chưa phải là năng lượng chủ yếu trong công nghiệp. Tàu Nau-ti-lơtx có thể lặn xuống bất cứ độ sâu nào mà không bị vỡ kính. Những khả năng vượt trội như vậy của tàu Nau-ti-lơtx giúp em hiểu thêm điều gì về đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 74)

Lời giải chi tiết: 

Những khả năng vượt trội như vậy của tàu Nau-ti-lơtx giúp em hiểu thêm về đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng là:

  • Tình huống truyện mang tính thử thách, phiêu lưu, khám phá. Hành trình các nhân vật bị mắc kẹt trong một con tàu ngầm hiện đại ở dưới đáy đại dương.
  • Nhân vật của truyện là nhà phát minh khoa học tài năng, thông qua con tàu Nau-ti-lơtx chúng ta có thể nhận ra được tài năng sáng chế của thuyền trưởng Nê-mô.
  • Sự mở rộng không gian không có giới hạn con tàu Nau-ti-lơtx là sự tưởng tượng của tác giả về một con tàu hiện đại, cho phép lặn ở bất cứ độ sâu nào dưới đáy biển. Hình ảnh của con tàu và chuyến hành trình của các nhân vật thể hiện khao khát khám phá, tìm hiểu bí ẩn dưới đáy đại dương của con người.