[SOẠN BÀI] LỄ RỬA LÀNG CỦA NGƯỜI LÔ LÔ

I. TRƯỚC KHI ĐỌC 

Câu 1: Hãy kể ngắn gọn một phong tục thể hiện nếp sống gắn bó với thiên nhiên của người Việt Nam (xưa hoặc nay) mà em được biết. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 84)

Lời giải chi tiết:

Một phong tục mà em biết đó là lễ cầu mưa của người Chăm H’roi, tỉnh Bình Định:

  • Thời gian: diễn ra vào 16 - 20/2 âm lịch hàng năm.
  • Cách tổ chức: Già làng - người có uy tín nhất với làng, với bản sẽ chủ trì điều hành mọi việc trong lễ từ việc chọn ngày cho đến họp người dân trong làng để cùng nhau đóng góp đồ lễ.
  • Lễ vật: một đôi gà trống, hai ché rượu, một vòng sáp ong, một chén gạo, trầu cau... để dâng lên cho các vị thần ban sức khỏe.

Câu 2: Hẳn em đã từng được nghe giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động nào đó. Hãy nêu một vài ấn tượng của em xung quanh việc giới thiệu này. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 84)

Lời giải chi tiết:

Khi nghe giới thiệu về những quy tắc, luật lệ của trò chơi trong lễ hội em thấy rất hào hứng, phấn khởi. Em nhận ra cách chơi và nét đẹp của từng trò qua đó bản thân em cũng có thêm nhiều hiểu biết.

II. ĐỌC VĂN BẢN 

Câu 1: Thời điểm thường được chọn để tổ chức lễ hội trên mọi miền đất nước? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 84)

Lời giải chi tiết:

Thời điểm thường được chọn tổ chức lễ hội là khi xong xuôi mùa vụ.

Câu 2: Cách dẫn dắt người đọc vào thông tin chính của văn bản. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 85)

Lời giải chi tiết:

Giới thiệu về người Lô Lô sau đó nêu lên những tính cách tốt cùng những lễ hội của họ rồi dẫn vào lễ rửa làng của người Lô Lô.

Câu 3: Thời điểm diễn ra lễ rửa làng và những việc cần chuẩn bị cho ngày lễ? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 85)

Lời giải chi tiết:

- Thời điểm diễn ra lễ rửa làng là 3 năm/lần vào tháng 5 hoặc 6 âm lịch.

- Những việc cần làm cho ngày lễ gồm:

  • Chuẩn bị lễ vật: thẻ hương, chén nước, giấy trúc và gà trống.
  • Tối trước buổi lễ, thầy cúng sẽ thắp hương rồi đặt giấy trúc, chén nước xuống góc nhà khấn xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ.
  • Lễ cúng vào ngày hôm sau sẽ có một thầy cúng chính, một thầy cúng phụ và một số nam giới.

Câu 4: Sự miêu tả chi tiết các món đồ lễ? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 86)

Lời giải chi tiết:

Sự miêu tả chi tiết các món lễ như sau:

  • Hai con dê: có mùi đặc trưng để xua đuổi tà ma.
  • Một con gà trống trắng, rượu ngô, hạt ngô, cỏ, kiếm gỗ, kiếm sắt, ba cành lau và ba cành đào.
  • Cây tre dài được đục miệng ở giữa rồi đổ đầy đất vào, sau đó cắm hình nhân thể hiện sự sợ hãi của hồn ma với người dân.

Câu 5: Các bên tham dự lễ đã phải làm gì khi những đoàn hành lễ đi quanh làng bản? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 86)

Lời giải chi tiết:

Những điều cần làm của các bên làm lễ khi đoàn hành lễ đi quanh làng bản:

  • Hai người dắt hai con dê.
  •  Những người còn lại người thì vác cây tre giả hình ngựa, người thì quấy hạt ngô, người thì  xách gà trống trắng cùng các cành đào, mận, lau, vải đỏ và đi theo sau thầy cúng đi vào từng nhà dân.
  • Khi tới nhà nào thì gia chủ nhà đó phải chuẩn bị sẵn hình nhân, hai bó củi, hai bó cỏ cùng thái độ cung kính, thành khẩn.

Câu 6: Tác động tinh thần tích cực của lễ rửa làng? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 86)  

Lời giải chi tiết:

Khi làm xong phần lễ, mọi người ai cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn và tin vào một tương lai tươi sáng phía trước.

Câu 7: Những quy định nghiêm ngặt về hoạt động sau ngày lễ chính? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 86)

Lời giải chi tiết:

Những quy định nghiêm ngặt sau ngày lễ chính là:

  • Phải 9 ngày sau lễ cúng thì mới được cho người lạ bước vào làng.
  • Nếu không may có người lạ vào làng thì người đó sẽ phải sửa soạn lễ vật để cúng lại.

III. SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Nêu những thông tin chính về lễ rửa làng mà em tiếp nhận được từ văn bản (có thể trình bày dưới hình thức một sơ đồ với các phần: thời điểm diễn ra hoạt động; sự chuẩn bị và diễn biến của hoạt động; ý nghĩa của hoạt động;…). (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 87)

Lời giải chi tiết:

Những thông tin về lễ hội mà em tiếp nhận được là:

  • Thời gian: 3 năm/ lần vào tháng 5 hoặc 6 âm lịch.
  • Chuẩn bị lễ vật: thẻ hương, chén nước, giấy trúc và gà trống.
  • Diễn biến: Đoàn người thực hiện lễ cúng cùng nhau sau đó đi khắp làng với trống chiêng tưng bừng nhằm xua đuổi tà khí. Đồ lễ gồm có hai con dê, một con gà trống trắng, rượu ngô, hạt ngô, cỏ, kiếm gỗ, kiếm sắt, ba cành lau, ba cành đào, ba cành mận, miếng vải đỏ, đôi sừng trâu, một cây tre to. Sẽ có 2 người dắt hai con dê, những con người còn lại thì người vác tre giả, người xách gà trống,.....
  • Ý nghĩa buổi lễ: mọi người tin tưởng vào tương lai tươi sáng phía trước.

Câu 2: Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì? Tác giả thực hiện mục đích đó như thế nào? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 87)

Lời giải chi tiết:

- Theo em mục đích của tác giả nhằm giới thiệu với người đọc về một phong tục lạ nhưng rất có ý nghĩa của người Lô Lô. 

- Để thực hiện được điều này tác giả đã trần thuật một cách tỉ mỉ từng việc làm và từng hành động của nghi thức diễn ra trong lễ rửa làng, không quên nhấn mạnh những điểm lạ về lễ vật cùng cách thức tiến hành.

Câu 3: Văn bản nhắc đến nhiều hoạt động diễn ra trong lễ hội rửa làng của người Lô Lô. Hoạt động nào trong đó phải được thực hiện theo luật lệ, hoạt động nào nằm ngoài luật lệ? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 87)

Lời giải chi tiết:

Câu 4: Tính cộng đồng của các hoạt động diễn ra trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin cụ thể nào? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 87)

Lời giải chi tiết:

Tính cộng đồng của các hoạt động diễn ra trong ngày lễ đã được tô đậm thông qua những thông tin cụ thể như sau:

  • Người Lô Lô sẽ ngồi lại cùng nhau để chọn ngày tổ chức lễ.
  • Thống nhất việc mời thầy cúng đồng thời phân công mọi người sắm đồ lễ.
  • Đoàn người sẽ cùng nhau đi khắp các nơi trong bản làng vừa đi vừa gõ chiêng trống rộn ràng nhằm đánh thức những điều đẹp đẽ ngủ quên và xua đi những rủi ro ám ảnh.
  • Mọi người ăn tiệc hoan hỉ, uống rượu sau đó ai về nhà lấy bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn, sinh sống.

Câu 5: Qua đọc văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, em rút ra được kinh nghiệm gì về tạo lập loại văn bản giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 87)

Lời giải chi tiết:

Những kinh nghiệm em rút ra:

  • Bố cục của văn bản cần phải nêu rõ được thời gian diễn ra, sự chuẩn bị, diễn biến của hoạt động và ý nghĩa của chúng.
  • Cần miêu tả được cụ thể và chi tiết các thông tin cần thiết để người đọc có thể hình dung ra rõ nhất về lễ hội mà mình đang được nghe và tìm hiểu.
  • Có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ (ảnh, video) để tăng sức hấp dẫn.

IV. VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC 

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 87)

Lời giải chi tiết:

Người Lô Lô có lễ hội rửa làng thật độc đáo và giàu ý nghĩa. Mục đích chính của lễ này là để xua tan đi những điều đen tối và đánh thức những điều tốt đẹp đã ngủ quên. Mọi người ai cũng rất vui vẻ, hạnh phúc và tận hưởng không khí của ngày lễ sau những năm tháng mệt mỏi. Buổi lễ được chuẩn bị rất chu đáo và long trọng khiến người đọc cảm nhận được một nghi lễ thật sự ý nghĩa. Đây là một lễ hội giàu ý nghĩa truyền thống của dân tộc ta.