[SOẠN BÀI] MỘT SỐ CÂU TỤC NGỮ VIỆT NAM

I. TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Khi trò chuyện với người khác, đã bao giờ em dùng tục ngữ chưa? Hãy giải thích việc em dùng tục ngữ trong trường hợp đó. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 11)

Lời giải chi tiết:

Khi trò chuyện với người khác, em đã từng dùng tục ngữ ví dụ như “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Em dùng câu tục ngữ này khi đang nói chuyện với bạn bè về vấn đề học tập, ý muốn nói rằng muốn có thành công thì phải chăm chỉ. 

Câu 2: Theo em, vì sao người ta lại dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 11)

Lời giải chi tiết:

Theo em người ta thường sử dụng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày để thể hiện kinh nghiệm về một vấn đề nào đó trong đời sống được đúc kết và mang tính chính xác cao. Ngoài ra tục ngữ thường ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc. 

II. ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 12)

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề thiên nhiên (câu 1-5) 

- Chủ đề lao động sản xuất (câu 6-8) 

- Chủ đề con người và xã hội (câu 9-15) 

Câu 2: Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 12)

Lời giải chi tiết:

Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ đó là ngắn gọn, dễ nhớ và dễ thuộc.

III. SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Tìm hiểu số tiếng trong những câu tục ngữ trên, từ đó rút ra nhận xét chung về độ dài của tục ngữ. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 13)

Lời giải chi tiết:

Các câu tục ngữ trên ngắn nhất là 5 tiếng còn dài nhất là 16 tiếng → Số tiếng trong một câu tục ngữ rất ít và thường là những câu văn ngắn. 

Câu 2: Trong 15 câu tục ngữ ở trên, những câu nào có gieo vần? Việc gieo vần như vậy có tác dụng gì? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 13)

Lời giải chi tiết:

- Các câu tục ngữ trên đều gieo vần trừ câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, vị trí các tiếng hiệp vần rất đa dạng. 

⇒ Tác dụng: Việc gieo vần giúp cho câu tục ngữ có kết cấu chặt chẽ, có tính nghệ thuật, hấp dẫn và dễ nhớ, dễ thuộc.

Câu 3: Câu tục ngữ nào trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt? Nêu thêm hai câu tục ngữ có hình thức tương tự.  (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 13)

Lời giải chi tiết:

- Câu tục ngữ trong bài có đặc điểm như trên đó là: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” (thể thơ lục bát). 

- Ví dụ:

  • Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
  • Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.

Câu 4: Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trên? Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng gì? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 13)

Lời giải chi tiết:

Các câu tục ngữ đều tuân thủ theo cấu trúc cân đối của ngôn ngữ, các vế trong câu đều phối hợp với nhau để làm rõ và bổ sung cho một nội dung. Các câu đều có sự cân xứng với nhau về ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa.

⇒ Việc tạo sự cân đối trong câu trúc có tác dụng làm cho các câu tục ngữ trở nên hàm súc, chặt chẽ và giàu sức thuyết phục.

Câu 5: Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề nào? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 13)

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề thiên nhiên (câu 1-5) 

- Chủ đề lao động sản xuất (câu 6-8) 

- Chủ đề con người và xã hội (câu 9-15) 

Câu 6: Chỉ ra những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp, những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 13)

Lời giải chi tiết:

- Những câu tục ngữ sử dụng hình ảnh có tính chất ẩn dụ là: 4, 9, 10, 14, 15.

- Còn lại là những câu thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp. 

Câu 7: Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và số 12 có loại trừ nhau không? Em rút ra được bài học gì từ hai câu tục ngữ đó? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 13)

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của hai câu tục ngữ 11 và 12 không loại trừ nhau mà nó bổ sung cho nhau giúp ý nghĩa trở nên chặt chẽ và hợp lý khi đề cao việc mở rộng môi trường cùng phạm vi học hỏi. 

⇒ Từ hai câu tục ngữ trên em rút ra bài học rằng bản thân mỗi một người cần có sự học hỏi để ngày càng phát triển tuy nhiên chúng ta không nên bó hẹp sự học hỏi của bản thân mình vào ai đó mà hãy học tất cả những người xung quanh và học những điều tốt đẹp nhất.

Câu 8: Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 13)

Lời giải chi tiết:

Nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa nhưng đến giờ vẫn còn giá trị đối với con người vì đó là inh nghiệm, là kiến thức quý giá. Hơn nữa đó còn là cách giáo dục chân thực, hóm hỉnh mà ông cha ta tạo nên nhờ đời sống vật chất và tinh thần phong phú.

IV. VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Đề bài: Hãy ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5 - 7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.

Lời giải chi tiết:

Trong bữa ăn tối, Huy nói với bố: 

- Bố ơi, con muốn học nghề sửa chữa xe. Nhưng nghề đó học khó và phải học rất lâu bố ạ!

Bố đáp: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi con ạ. Con cứ thử học xem sao, chỉ cần cố gắng, cần cù, chăm chỉ và kiên trì học hỏi thì bố tin là con sẽ làm được. 

- Vâng a, con sẽ cố gắng hết sức ạ!