[SOẠN BÀI] NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN

I. TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi: Hãy kể ngắn gọn về một thầy, cô giáo mà em đặc biệt yêu quý. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 65) 

Lời giải chi tiết:

Cô giáo mà em đặc biệt yêu quý là cô Thiều - cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của em. Cô là người hiền lành, thân thiện và luôn động viên em để em có kết quả học tập tốt nhất.

II. ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Người kể chuyện ở đây là ai? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 65) 

Lời giải chi tiết:

Người kể chuyện ở đây là anh hoạ sĩ, xưng tôi. 

Câu 2: Sự thay đổi nhân vật người kể chuyện. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 66) 

Lời giải chi tiết:

Người kể chuyện được thay thành người hoạ sĩ đồng hương với An-tư-nai, xưng tôi.

Câu 3: Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 67)

Lời giải chi tiết:

Cuộc đối thoại của thầy Đuy-sen và An-tư-nai

Câu 4: Những chi tiết miêu tả sự quan tâm, chăm sóc các học trò của thầy Đuy-sen. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 67)

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết miêu tả sự quan tâm, chăm sóc các học trò của thầy Đuy-sen là: bế các em qua suối, lưng cõng - tay bế.

Câu 5: Suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nại về mọi người, về thầy Đuy-sen. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 68)

Lời giải chi tiết:

Suy nghĩ và cảm xúc của An-tư-nại về mọi người và thầy Đuy-sen là:

  • Bọn nhà giàu: đó là những người ngu xuẩn, bộ mặt láo xược, các người ngu lắm, các người tồi lắm.
  • Thầy Đuy-sen lạc quan kể chuyện vui cho học sinh để quên đi mọi sự.
  • Thầy Đuy-sen cố gắng tìm gỗ để làm cầu cho học sinh đi qua suối.

Câu 6: Hình ảnh thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 68)

Lời giải chi tiết:

Thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai là: 

  • Đi chân không và làm không ngơi tay.
  • Khi An-tư-nai ngã, thầy quẳng tảng đá trên tay nhảy ngay lại đỡ An-tư-nai lên rồi bế chạy lên bờ, lót chiếc áo choàng đặt An-tư-nai vào đó. 
  • Xoa hai chân và bóp chặt đôi tay đang lạnh cóng đưa lên miệng hà hơi.

⇒ Thầy Đuy-sen là một người thầy chu đáo, tận tâm và rất yêu thương học trò.

Câu 7: Tình cảm của An-tư-nai và các học trò dành cho thầy Đuy-sen. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 69)

Lời giải chi tiết:

Tình cảm của An-tư-nai cùng các học trò dành cho thầy Đuy-sen:

  •  An-tư-nai ước thầy Đuy-sen là anh ruột để bá cổ, thủ thỉ với thầy những lời đẹp đẽ nhất.
  • Học trò: yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ, ý nghĩ tốt lành và vì những ước mơ của thầy về tương lai của học trò.

Câu 8: Người kể chuyện ở phần (4) là ai? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 70)

Lời giải chi tiết:

Người kể chuyện ở phần (4) đó là anh họa sĩ, xưng tôi.

Câu 9: Người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về điều gì? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 70)

Lời giải chi tiết:

Người kể chuyện còn băn khoăn và trăn trở về bức tranh dang dở dành tặng người thầy đầu tiên của làng. 

III. SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Xác định người kể chuyện và ngôi kể trong từng phần của đoạn trích. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 71) 

Lời giải chi tiết:

Câu 2: Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích có mối quan hệ như thế nào? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 71) 

Lời giải chi tiết:

Hai người cùng một làng và cùng được mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới.

Câu 3: Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2), em hình dung như thế nào về hoàn cảnh sống của An-tư-nai? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 71) 

Lời giải chi tiết:

Qua cuộc nói chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2) em hình dung được hoàn cảnh sống của An-tư-nai là: trẻ mồ côi, sống cùng chú thím, cuộc sống khó khăn phải đi kiếm phân bò, phân ngựa khô về để làm chất đốt.

Câu 4: Em hãy đọc kĩ phần (3) của đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau: (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 71)

a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật nào?

b. Những chi tiết tiêu biểu nào được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen?

c. Khái quát đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen.

Lời giải chi tiết:

a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của An-tư-nai.

b. Những chi tiết tiêu biểu được sử dụng để khắc hoạ nhân vật thầy Đuy-sen là: 

  • Bế các em qua suối, lưng cõng - tay bế.
  • Đi chân không và làm không ngơi tay.
  • Khi An-tư-nai ngã, thầy quẳng tảng đá trên tay nhảy ngay lại đỡ An-tư-nai lên rồi bế chạy lên bờ, lót chiếc áo choàng đặt An-tư-nai vào đó. 
  • Xoa hai chân và bóp chặt đôi tay đang lạnh cóng đưa lên miệng hà hơi.

c. Thầy Đuy-sen là một người thầy chu đáo, tận tâm và rất yêu thương học trò.

Câu 5: An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm như thế nào? Nhờ "người thầy đầu tiên" ấy, cuộc đời An-tư-nai đã thay đổi ra sao? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 71) 

Lời giải chi tiết:

- Tình cảm của An-tư-nai dành cho thầy Đuy-sen:

  • An-tư-nai ước thầy Đuy-sen là anh ruột để bá cổ, thủ thỉ với thầy những lời đẹp đẽ nhất.
  • Yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ, ý nghĩ tốt lành và vì những ước mơ của thầy về tương lai của học trò.

- Nhờ “người thầy đầu tiên" ấy mà cuộc đời An-tư-nai đã có thay đổi, từ một cô bé nghèo mồ côi An-tư-nai đã trở thành bà viện sĩ Mát-xcơ-va.

Câu 6: Ở phần (4), nhân vật họa sĩ đã có những ý tưởng gì cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen? Em ủng hộ ý tưởng nào của họa sĩ? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 71) 

Lời giải chi tiết:

- Ở phần (4), nhân vật hoạ sĩ đã có những ý tưởng cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen là:

  • Hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai.
  • Một đứa vé đi chân không, da rám nắng.
  • Đuy-sen bế trẻ con qua suối và cạnh đấy những con ngựa no nê hung dữ.
  • Người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh.
  • Một bức tranh giống tiếng gọi của thầy Đuy-sen khi gọi An-tư-nai lần cuối cùng mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại.

- Em ủng hộ ý tưởng “Đuy-sen bế trẻ con qua suối và cạnh đấy những con ngựa no nê hung dữ” vì hình ảnh này có sự đối lập giữa những con người ngu xuẩn, hung dữ với hình ảnh người thầy đang chăm lo cho học trò. Chính sự đối lập ấy sẽ càng làm tăng thêm giá trị và vai trò của người thầy.

Câu 7: Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng gì? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 71)

Lời giải chi tiết:

Theo em cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích (đầu tiên là họa sĩ kể chuyện, tiếp đến là An-tư-nai và kết thúc là họa sĩ kể chuyện) có tác dụng: khi người họa sĩ kể chuyện khiến câu chuyện  được kể khách quan hơn bằng con mắt của người ngoài cuộc. Khi An-tư-nai kể người đọc sẽ tin tưởng vào nội dung câu chuyện và thấy được cảm xúc chân thật của những người trong câu chuyện.

IV. VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 71)

Lời giải chi tiết:

Vào mùa thu năm ấy anh hoạ sĩ đã nhận được một bức điện mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới của làng. Khi nhận được thư anh rất vui và háo hức. Trong số những người được mời về tham dự lễ khánh thành còn có bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va là đồng hương với anh. Kết thúc buổi lễ cả hai cùng trở về thành phố, bà viện sĩ đã viết cho anh một bức thư nhờ anh kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen với dân làng và mọi người như một hành động chuộc lỗi. Anh hoạ sĩ mang nặng lòng những ấn tượng của lá thư ấy mấy ngày liền và quyết định thay mặt và An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va kể lại hết câu chuyện.