I. CHUẨN BỊ ĐỌC 

Câu 1: Vùng đất hoặc con người nào đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 15)

Lời giải chi tiết:

Vùng đất để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất đó chính là quê hương của em (vùng đất Tây Bắc) vì nó có cảnh vật và những con người mà em yêu quý.

II. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu 1: Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Dựa vào đâu em xác định như vậy? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 15)

Lời giải chi tiết:

- Ở khổ thơ này tác giả đã thể hiện tiếng lòng da diết với cuộc đời, ông nhớ cuộc sống tự do, ông yêu quê hương đất nước và say mê cách mạng. Tố Hữu đã sử dụng điệp từ “đâu” để nhắc tới những hình ảnh rất đỗi quen thuộc của quê hương. 

Câu 2: Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng gì? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 16)

Lời giải chi tiết:

Việc lặp lại hai dòng thơ đã giúp tạo nên tính sáng tạo cho văn bản và tăng sức biểu cảm đồng thời nhấn mạnh cảm xúc nhớ nhung da diết của tác giả mà không làm đứt mạch cảm xúc của bài thơ.

III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 17)

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ được viết theo thể thơ 7 chữ. 

- Tố Hữu đã gieo vần chân “ui" để đánh dấu sự kết thúc của dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng thơ. Đồng thời kết hợp cùng nhịp thơ 4/3 tạo ra nhịp điệu cho các câu thơ, giúp câu thơ trở nên da diết, nhẹ nhàng và thấm đậm nỗi nhớ.

Câu 2: Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 17)

Lời giải chi tiết:

- “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quanh bên trong một tiếng hò”

⇒ Câu thơ được lặp lại 2 lần để thể hiện nỗi nhớ thương da diết cùng sự cô đơn tận sâu thẳm đáy lòng của tác giả. Nỗi nhớ thương ấy được so sánh bằng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 

- Điệp từ “đâu" được lặp lại 11 lần giống như sự tiếc nuối về những năm tháng xưa cũ. Nó khơi gợi cho tác giả hồi tưởng và nhớ thương tới tất cả những gì mà ông đã gắn bó với máu thịt của mình. Đôi chân tuy đã bị cùm, đôi mắt bị giam hãm bởi bốn bức tường của nhà lao nhưng ông vẫn có thể cảm nhận bằng tâm hồn nhạy cảm của mình. Tác giả đã sử dụng  thành công những biện pháp nghệ thuật để cho ta thấy được cảm nhận sâu sắc của ông trong hoàn cảnh tù đày. 

Câu 3: Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 17)

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ có bố cục 3 phần:

  • Phần 1 (từ đầu đến thiệt thà): Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù của tác giả. 
  • Phần 2 (tiếp đến ngát trời): Nỗi nhớ về chính bản thân trong những ngày chưa bị giam cầm nơi ngục tù. 
  • Phần 3 (còn lại): Trở lại với thực tại (bị giam cầm) lòng nặng trĩu với nỗi nhớ triền miên. 

⇒ Sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện thông qua nỗi nhớ quê da diết, cùng sự nhớ thương cuộc sống và cao hơn là nỗi lòng khao khát tự do và bất bình với thực tại.

Câu 4: Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 17)

Lời giải chi tiết:

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ đó là nỗi nhớ về quê hương, cuộc sống tự do cùng khát vọng được tự do muốn thoát ra bên ngoài. Vì đầu năm 1939 tình hình thế giới trở nên căng thẳng, cuộc đại chiến lần thứ hai có nguy cơ bùng nổ. Thực dân Pháp trở lại đàn áp Đông Dương, cuối tháng 4 - 1939 Tố Hữu bị chính quyền thực dân bắt ở Huế trong một đợt khủng bố Đảng Cộng sản. Bài thơ được ông viết trong những ngày nhà thơ bị giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế), bài thơ thuộc phần “Xiềng xích” của tập “Từ ấy”.

Câu 5: Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 17)

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề của bài thơ đó là: tiếng lòng da diết với cuộc sống tự do cùng niềm say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. Thể hiện khát vọng được tự do cùng tình yêu nhân dân, yêu đất nước và yêu cuộc sống của chính mình. 

- Hình thức nghệ thuật thể hiện nên chủ đề đó là: biện pháp điệp ngữ, điệp cấu trúc cùng giọng thơ da diết, khắc khoải sâu lắng. Kết hợp với hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc và đời thường.

Câu 6: Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 17)

Lời giải chi tiết:

Theo em thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua bài thơ đó là: hãy cống hiến và thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc và sự no ấm cho quê hương.

Câu 7: Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gọi tả trong Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 17)

Lời giải chi tiết:

Cảnh sắc được gợi tả trong bài thơ “Nhớ đồng" là chốn thôn quê yên ả giản dị, thân thương. Chốn thôn quê ấy gợi lên cảm giác thanh bình và con người chính là chủ thể với nét chân quê, gần gũi, mến thương. Họ là những người yêu lao động, thiết tha cuộc sống.

→ Những hình ảnh này có tác dụng giúp người đọc hiểu đúng nội dung tác phẩm đồng thời nắm được mạch cảm xúc, tư tưởng người viết  đồng thời hiểu thêm về con người của tác giả.