[SOẠN BÀI] NHỮNG CÁI NHÌN HẠN HẸP

I. CHUẨN BỊ ĐỌC 

Câu 1: Em hãy chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau. (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 33)

Lời giải chi tiết:

Khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau thì nó sẽ có những vẻ đẹp cùng những điều khác biệt. Nếu em nhìn bầu trời dưới thấp sẽ thấy nó rất cao, bao la rộng lớn, có những đám mây trôi lững lờ còn khi nhìn bầu trời từ trên cao nó dường như trở nên gần hơn và cảm giác như có thể chạm được đến mây xanh. 

Câu 2: Qua phim ảnh, sách vở, em biết những gì, hoặc hình dung thế nào về các ông thầy bói ngày xưa? (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 33)

Lời giải chi tiết:

Thông qua sách vở, phim ảnh thì em hình dung các ông thầy bói ngày xưa thường là những người đứng tuổi, luôn đeo một cặp kính màu đen và mặc những trang phục xưa như áo dài the đen, trên tay cầm quyển sách, mấy đồng xu hay mai rùa. Ngoài ra các ông thầy bói còn có nghiên mực và bút dùng để viết và giải quẻ xăm, họ thường ngồi trên một tấm chiếu và hành nghề ở các đền, chùa hoặc miếu. 

II. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu 1: Do đâu mà chú ếch này “cứ tưởng” trời “là cái vung”, còn mình “là chúa tể”? (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 34)

Lời giải chi tiết:

Vì chú đã sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chú chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ, hễ chú cất kiếng kêu ồm ộp là những con vật kia hoảng sợ.

Câu 2: “Xem voi” mà chỉ dùng tay “sờ” thì kết quả sẽ như thế nào? (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 35)

Lời giải chi tiết:

“Xem voi” mà chỉ dùng tay “sờ” thì kết quả sẽ không rõ ràng vì thiếu sự chính xác, mỗi người chỉ có thể sờ được một phần của con voi và sẽ có nhận định khác nhau. 

III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Tóm tắt nội dung và xác định đề tài của hai văn bản trên. (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 35)

Lời giải chi tiết:

- Tóm tắt nội dung 2 văn bản trên: 

  • Ếch ngồi đáy giếng: thể hiện cái nhìn hạn hẹp của một kẻ oai sĩ coi trời bằng vung. 
  • Thầy bói xem voi: thể hiện cái nhìn phiến diện về một sự vật khiến đánh giá sai về tổng thể sự vật.

- Đề tài của cả 2 văn bản trên đều thể hiện cách ứng xử hạn hẹp trong cuộc sống.

Câu 2: Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì? (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 35)

Lời giải chi tiết:

- Ếch ngồi đáy giếng: Mưa to, giếng dâng nước nên con ếch lâu năm “ngồi đáy giếng” bị đẩy lên mặt đất. Quen thói tự phụ, xem trời bằng vung và bản thân là chúa tể nên đã bị một con trâu dẫm chết.

- Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói mù rủ nhau đi xem voi, xem nó có hình thù như thế nào. Mỗi người sờ một bộ phận khác nhau nên mỗi gười một ý không ai nhường ai dẫn đến đánh nhau toác đầu chảy máu.

Câu 3: Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng), năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi). Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn? (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 36)

Lời giải chi tiết:

- Ấn tượng của em về nhân vật con ếch đó là một nhân vật huênh hoang, tự cao với cái nhìn cao ngạo coi thường dẫn đến bị trâu giẫm bẹp còn năm ông thầy bói là sự thiếu hiểu biết với những sự vật xung quanh. 

- Những nhân vật này đều thể hiện những đặc điểm của nhân vật trong truyện ngụ ngôn đó là có tính xấu để có thể đưa ra những bài học từ các tình huống trong cuộc sống. 

Câu 4: Em rút ra được những bài học gì từ các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi? (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 36)

Lời giải chi tiết:

Từ hai câu truyện trên em rút ra được bài học đó là không được nhìn mọi chuyện từ một phía và huênh hoang coi thường mọi thứ xung quanh.

Câu 5: Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau? (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 36)

Lời giải chi tiết:

Câu 6: Chọn một trong hai bài tập sau: (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 36)

- Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có)

- Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật kí đọc truyện, vẽ tranh minh họa,...

Lời giải chi tiết:

- Một số truyện ngụ ngôn em sưu tầm được gồm: Rùa và thỏ, Lừa và ngựa, Cáo và quạ,..

- Câu chuyện “Rùa và thỏ” để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất, câu chuyện kể về cuộc chạy đua giữa rùa và thỏ trong một khu rừng. Chỉ vì kiêu ngạo mà thỏ đã thua trước rùa trước sự chứng kiến của tất cả các loài vật trong khu rừng. Từ đó em rút ra được bài học vô cùng ý nghĩa cho bản thân đó là không nên kiêu ngạo hay coi thường người khác. Đồng thời truyện cũng ca ngợi những người luôn có sự kiên trì, cần cù, chịu khó như chú rùa vượt qua những thử thách để đem về chiến thắng, quả ngọt cho bản thân mình

.