[SOẠN BÀI] NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI

HƯỚNG DẪN ĐỌC

Câu 1: Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 1,6,8,9. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 37)

Lời giải chi tiết:

Câu 2: Tìm các cặp vần (nếu có) và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 37)

Lời giải chi tiết:

⇒ Tác dụng: giúp câu có nhịp điệu và liền mạch hơn.

Câu 3: Em hiểu các cụm từ “ăn quả”, “nhớ kẻ trồng cây”, “sóng cả”, “ngã tay chèo”, “mài sắt”, “nên kim” như thế nào? Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đây. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 37)

Lời giải chi tiết: 

Em hiểu các cụm từ trên như sau:

  • Ăn quả ý muốn nói hưởng thụ thành quả lao động và những cống hiến cho xã hội.
  • Nhớ kẻ trồng cây ý muốn nói phải ghi nhớ công lao của những người đã giúp đỡ mình và đã tạo ra thành quả lao động để mình hưởng thụ.
  • Sóng cả ý muốn nói đến những khó khăn và thử thách lớn.
  • Ngã tay chèo ý muốn nói từ bỏ trước khó khăn.
  • Mài sắt ý muốn nói về sự kiên trì và cố gắng trong cuộc sống để vượt qua khó khăn thử thách.
  • Nên kim ý muốn nói đến thành công mà ta nhận được khi vượt qua gian khổ.

⇒ Biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu tục ngữ trên là ẩn dụ → Biện pháp ẩn dụ có tác dụng giúp các câu tục ngữ trở nên giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.

Câu 4: Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có gì đặc biệt? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 37)

Lời giải chi tiết: 

Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 đặc biệt vì nó đặt sự đối lập giữa “mất của” – “mất lòng” để đề cao tình nghĩa và sự trân trọng nhau trong cuộc sống. Giá trị của con người lớn hơn bất kỳ thứ của cải nào.