[SOẠN BÀI] ÔN TẬP BÀI 1 (CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)

Câu 1: Chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản sau bằng cách điền vào bảng dưới đây (làm vào vở): (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 30)

Lời giải chi tiết:

Câu 2: Nhận xét về thể thơ, vần, nhịp của khổ thơ sau: (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 30)

Chừng như thu ngấp nghé

Trong hương vườn đâu đây

Khói lam chiều rất nhẹ

Sông vừa vơi vừa đầy

(Tạ Hữu Yên, Sang mùa)

Lời giải chi tiết:

Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ, ngắt nhịp chủ yếu là nhịp 3/2 và gieo vần chân (nghé - nhẹ, đây - đầy).

⇒ Thể thơ, nhịp thơ và vần thơ của khổ thơ trên đều phù hợp để diễn đạt nội dung đồng thời truyền đạt những suy tư của tác giả tới người đọc.

Câu 3: Đọc đoạn văn sau và cho biết có thể lược bỏ ba từ được gạch dưới hay không. Vì sao? (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 30)

Lần ấy, khi con voi xuống làng thì người quản tượng không còn nữa. Không thấy ông ra đón nó ở đầu làng, con voi rảo bước về nhà. Nó quỳ xuống giữa sân, rống gọi, rền rĩ mãi mà vẫn không thấy người quản tượng đi ra.

(Vũ Hùng, Phía Tây Trường Sơn)

Từ đó, cho biết phó từ đảm nhận chức năng gì?

Lời giải chi tiết:

Không thể bỏ những từ được gạch chân vì nếu bỏ chúng đi nội dung của câu sẽ bị thay đổi.

  • Phó từ “mãi” được dùng để thực hiện chức năng bổ sung ý nghĩa cho  động từ “rền rĩ”: một cách kéo dài liên tục không đứt.
  • Phó từ “vẫn” được dùng để thực hiện chức năng bổ sung ý nghĩa cho động từ “thấy: thể hiện sự tiếp tục, tiếp diễn và phủ định đối với hành động được nêu ở động từ.

⇒ Tất cả phó từ trên đều làm cho câu văn trở nên rõ nghĩa hơn và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người đọc. 

Câu 4: Em rút ra bài học kinh nghiệm gì về cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ? (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 30)

Lời giải chi tiết:

Em rút ra kinh nghiệm khi làm một bài thơ bốn, năm chữ đó là cần đặt tên nhan đề phù hợp với nội dung, sử dụng vần chân hoặc vần lưng, ngắt nhịp 2/2 cho thơ bốn chữ hoặc 3/2, 2/3 cho thơ năm chữ và bài thơ phải thể hiện được cách nhìn cũng như cảm nhận của người viết về cuộc sống.

Câu 5: Hãy chọn một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của mình về bài thơ đó. (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 30)

Lời giải chi tiết: 

Trong các bài thơ bốn hoặc năm chữ đã học em thích nhất là bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên vì nó là một bài thơ chứa đầy hàm súc cùng sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết khi ông đồ còn được trọng dụng, Tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và hình ảnh ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một truyền thống văn hóa không thể thiếu những ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như rồng bay phượng múa như gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng của người viết. Nhưng theo thời gian, phong tục ấy đã không còn được ưa chuộng nưa. Từ “nhưng" như một nốt trầm trong khúc ca ngày xuân cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm khi xưa nay đã là khách qua đường, niềm vui nho nhỏ của ông đồ là mang nét chữ của mình mua lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người cũng khiến cho những đồ vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía được nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn liền với những nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông đồ vẫn ngồi đó nhưng lại chẳng còn ai để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay vào trong cái se lạnh như khóc thương như tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Thông qua tứ thơ ta như cảm nhận được tâm trạng của tác giả, phảng phất một nỗi xót thương một nỗi niềm hoài cổ tiếc thương về một thời đã qua. Câu hỏi cuối bài như một lời tự vấn cũng như là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ là khép lại một  thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người nó để lại ở mỗi người những suy ngẫm sâu sắc.

Câu 6: Vì sao khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày ta nên dùng từ khóa, các kí hiệu và sơ đồ? (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 30)

Lời giải chi tiết:

Vì trình bày như vậy sẽ thể hiện sự khoa học, súc tích, dễ hiểu và giúp dễ dàng theo dõi.

Câu 7: Việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận thế giới tự nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 30)

Lời giải chi tiết:

Việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận giới tự nhiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta vì nó giúp xoa dịu tâm hồn và khơi dậy nhiều cảm xúc, khiến cảm xúc trở nên tinh tế, nhạy bén hơn.