[SOẠN BÀI] ÔN TẬP BÀI 10 (CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)

Câu 1: Em đã học ba bài thơ Đợi mẹ, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi, Mẹ. Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung bằng cách điền vào phiếu học tập sau (kẻ vào vở). (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 112)

Lời giải chi tiết:

Câu 2: Qua việc học các bài thơ trên, em rút ra kinh nghiệm gì khi đọc thể loại này? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 112)

Lời giải chi tiết:

Những kinh nghiệm em rút ra được là: hiểu được tâm trọng của nhân vật trữ tình, tìm được những từ ngữ cùng hình ảnh nổi bật. Xác định được vần và nhịp của bài thơ đồng thời xem nó có tác dụng gì và xác định được các biện pháp tu từ bổ trợ. 

Câu 3: Đọc đoạn thơ sau. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 112)

Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay1khắp

Theo những con tàu cập bến các vì sao

Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng

Biết bay2 rồi ta lại muốn bay3 cao

(Xuân Quỳnh, Khát vọng)

a. Dựa vào ngữ cảnh, em hãy giải thích nghĩa của các từ “bay” trong đoạn thơ trên.

b. Nghĩa của các từ “bay” có liên quan với nhau hay không?

Lời giải chi tiết:

a. Nghĩa của từ “bay" trong đoạn thơ trên:

  • Bay1: là nghĩa thông thường ý chỉ “di chuyển ở trên không”. 
  • Bay2, bay3: là nghĩa bóng ý chỉ sự “trưởng thành, phát triển”.

b. Nghĩa các từ “bay” trên không liên quan đến nhau.

Câu 4: Hoàn chỉnh sơ đồ sau về đặc điểm của bài văn biểu cảm (về con người). (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 112)

Lời giải chi tiết:

Câu 5: Qua bài học này, em rút ra kinh nghiệm gì khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 112)

Lời giải chi tiết:

Những kinh nghiệm em rút ra được là:

  • Cần chuẩn bị trước những bằng chứng cùng những lí lẽ thuyết phục về vấn đề sẽ trình bày.
  • Khi nói cần nói rõ ràng, rành mạch, tự tin và sử dụng giọng điệu hợp lý.
  • Ghi nhận những câu hỏi cùng phản hồi của người nghe một cách thoả đáng.
  • Bảo vệ ý kiến trước sự phản bác một cách lịch sự và không gây xung đột.

Câu 6: Ba tác phẩm Đợi mẹ, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi, Mẹ và đoạn trích Lời trái tim đều nói về những cung bậc cảm xúc khác nhau, những “tiếng nói” của “trái tim”. Những điều em học được từ các văn bản này gợi cho em những suy nghĩ về cách lắng nghe trái tim mình? Theo em, vì sao chúng ta cần lắng nghe trái tim mình? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 112)

Lời giải chi tiết:

Theo em chúng ta cần lắng nghe trái tim mình để biết được bản thân đang muốn gì, cần gì và biết được những gì để từ đó nhắc nhở bản thân sống một cách chân thành, chân thật với cảm xúc của chính mình. Đây cũng là cách để bạn hiểu được giá trị của bản thân đối với thế giới xung quanh.