Câu 1: Nêu và giải thích đặc điểm chính của hài kịch. Minh họa một trong những đặc điểm ấy bằng cách dẫn chứng rút ra từ một trong ba văn bản hài kịch đã học. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 130)

Lời giải chi tiết:

Câu 2: Nêu chủ đề, thủ pháp gây cười được sử dụng trong ba văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, Cái chúc thư, “Thuyền trưởng tàu viễn dương”. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 130)

Lời giải chi tiết:

Câu 3: Đặt một câu có sử dụng trợ từ, thán từ lấy đề tài từ các văn bản hài kịch đã học. Xác định trợ từ, thán từ và nêu tác dụng của chúng. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 130)

Lời giải chi tiết:

- Chứa trợ từ: Bạn ấy chính là người đã đạt giải Nhất cuộc thi vẽ thành phố.

⇒ Đánh giá và xác định về người được nhắc đến. 

- Chứa thán từ: Woa! Bãi biển này mới đẹp làm sao.

⇒ Bộc lộ tình cảm cùng cảm xúc.

Câu 4: Theo em, vì sao khi viết một văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống, người viết không được để thiếu bất kì phần nào trong các phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết thúc? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 130)

Lời giải chi tiết:

Vì phần mở đầu giúp khái quát nội dung kiến nghị, phần nội dung giúp triển khai nội dung kiến nghị và phần cuối để khẳng định lại nội dung kiến nghị. Cả 3 phần đều đảm nhiệm vai trò khác nhau nếu thiếu một trong ba phần bài viết sẽ thiếu tính mạch lạc và tính logic.

Câu 5: Em rút ra được lưu ý gì khi trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 130)

Lời giải chi tiết:

Những kinh nghiệm em rút ra được:

  • Lựa chọn vấn đề đời sống và thu thập đủ tư liệu cho nội dung cần trình bày. 
  • Tìm các ý tưởng và các thông tin liên quan. 
  • Lập trước đề cương bài nói. 
  • Luyện nói trước gương để nắm chắc các nội dung của bài nói. 
  • Nắm rõ các tiêu chí đánh giá.

Câu 6: Tiếng cười trong hài kịch có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của con người? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 130)

Lời giải chi tiết:

Tiếng cười trong hài kịch có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của con người vì nó lấy từ những câu chuyện trong cuộc sống. Hài kịch phê phán những cái “thấp kém" trong xã hội, đả kích các thói hư tật xấu giúp thay đổi nhận thức và  tư tưởng con người giúp ta thay đổi và hướng đến những cái cao cả.