I. ĐỌC
Câu 1: Nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm tương ứng ở cột B. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 131)
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng: 1 - d, 2 - c, 3 - đ, 4 - e, 5 - b, 6 - a
Câu 2: Chọn một văn bản tiêu biểu cho mỗi thể loại đã học trong học kì 1 để hoàn thành bảng sau (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 131)
Lời giải chi tiết:
Câu 3: Tóm tắt những kinh nghiệm em đã tích lũy được ở học kì 1 về việc đọc hiểu văn bản theo một số thể loại cụ thể. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 132)
Lời giải chi tiết:
II. TIẾNG VIỆT
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 132)
Tiếng cười có một nhiệm vụ quan trọng với cấu trúc cơ thể chúng ta. Nó là một yếu tố làm cơ thể thêm khỏe mạnh, mang lại cho con người niềm vui. Tiếng cười bắt đầu từ phổi và cơ hoành, tạo ra rung động ở khắp các cơ quan nội tạng, giúp thân thể vận động dễ chịu. Về mặt y học, nụ cười kích thích máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn. Cười nhiều cũng làm tăng tốc độ hô hấp, giúp toàn thân nóng lên, căng tràn sức sống. Khi cười, cơ thể được khôi phục về trạng thái sung sức, cân bằng và các chức năng của cơ thể vì thế cũng được cấu trúc lại vững chắc và hài hòa hơn.
(Theo O-ri-sơn Xơ-goét Ma-đơn, Tiếng cười có lợi ích gì?)
a. Cho biết đoạn văn trên được viết theo kiểu diễn dịch, quy nạp, song song hay phối hợp.
b. Xác định câu chủ đề của đoạn văn trên (nếu có)
c. Tìm ít nhất ba từ Hán Việt trong đoạn văn trên và giải thích ý nghĩa của chúng.
Lời giải chi tiết:
a. Đoạn văn được viết theo kiểu diễn dịch.
b. Câu chủ đề của đoạn văn là: “Tiếng cười có một nhiệm vụ quan trọng với cấu trúc cơ thể của chúng ta”
c. Từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn gồm:
- Nhiệm vụ: Công việc được giao và yêu cầu thực hiện đúng quy định, đúng thời hạn.
- Thân thể: thân mình, dùng để chỉ chung mình mẩy chân tay của một người.
- Hài hòa: sự kết hợp phù hợp, cân đối, hòa thuận nhịp nhàng.
- Nội tạng: Bộ phận bên trong cơ thể của con người, con vật.
- Hô hấp: Hoạt động thở để duy trì sự sống.
Câu 2: Cho bài ca dao sau. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 132)
Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn
a. Xác định từ ngữ địa phương có trong bài ca dao và nêu tác dụng của từ ngữ này.
b. Tìm thán từ có trong bài ca dao và cho biết tác dụng của thán từ ấy.
Lời giải chi tiết:
a. Từ ngữ địa phương là “miệt"
→ Thể hiện màu sắc riêng và làm nổi bật địa danh được nhắc đến.
b. Thán từ là: “ơi"
→ Dùng để gọi đáp như một lời mời gọi.
Câu 3: Đọc câu tục ngữ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 132)
Đọc câu tục ngữ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
a. Tìm từ tượng thanh có trong câu tục ngữ trên và cho biết từ tượng thanh ấy có tác dụng gì.
b. Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ trên.
Lời giải chi tiết:
a. Từ tượng thanh: “uôm uôm” → Miêu tả sinh động tiếng ếch kêu giúp câu văn trở nên sống động hơn.
b. Nghĩa hàm ẩn là: 1 câu tục ngữ ám chỉ thời tiết, khi ếch kêu uôm uôm vào tối hôm đó thì tối đó trời hẳn sẽ mưa và mưa lớn khiến cho ao chuôm để ngoài trời có thể đầy nước. Nó cũng là câu tục ngữ của ông cha răn dạy con cháu cần biết cách tích trữ nước để phục vụ việc sinh hoạt – đời sống vì khi xưa hệ thống nước uống – tưới tiêu không như ngày nay.
III. VIẾT
Câu 1: Điền thông tin về một số kiểu bài viết vào bảng sau. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 133)
Lời giải chi tiết:
Câu 2: Ở học kì 1 của lớp 8, em được tiếp tục rèn luyện một số kiểu bài viết đã học ở lớp 6 và lớp 7. Đó là những kiểu bài nào? So với những lớp trước, ở học kì này, em đã học thêm được điều gì mới về cách viết các kiểu bài ấy. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 133)
Lời giải chi tiết:
- Em đã được rèn luyện kiểu bài viết: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ/Viết bài văn kể về một hoạt động xã hội.
- So với những lớp trước thì em đã học thêm được nhiều điều mới mẻ về cách viết mở rộng thêm nhiều dạng của từng kiểu bài viết, mở rộng liên hệ và so sánh.
Câu 3: Nhận định về cách viết các kiểu bài đã học ở học kì 1 được trình bày trong bảng sau là đúng hay sai? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 133)
Lời giải chi tiết:
IV. NÓI VÀ NGHE
Câu 1: Liệt kê những nội dung thực hành nói và nghe mà em đã trải nghiệm ở mỗi bài học của học kì 1. Trong những nội dung ấy, em có ấn tượng với trải nghiệm ở bài học nào nhất? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 134)
Lời giải chi tiết:
- Những nội dung thực hành nói và nghe em đã được học gồm:
- Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.
- Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó.
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.
- Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống.
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.
- Em ấn tượng nhất với nội dung “Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội”.
Câu 2: Theo em, việc nghe, tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác và nghe, nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó có điểm gì giống và khác nhau? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 134)
Lời giải chi tiết:
- Giống nhau: Ghi lại những thông tin quan trọng, thu thập thêm thông tin và tăng sự hiểu biết.
Khác nhau:
- Nghe, tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác: người nghe chỉ thu thập thông tin của một cá nhân và có thể chưa được khẳng định tính đúng.
- Nghe, nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó : nội dung phải được tổng hợp từ nhiều nguồn và phải có thêm nhiều thông tin có giá trị, được đảm bảo tính đúng đắn.
Câu 3: Nếu được chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến việc trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, em sẽ chọn chia sẻ điều gì? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 134)
Lời giải chi tiết:
Em sẽ chọn chia sẻ về cách tìm nội dung:
- Cần thu thập đầy đủ thông tin và phải đảm bảo tính chính xác của thông tin.
- Đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng cụ thể để chứng minh, đánh giá và tăng thêm tính thuyết phục.
Câu 4: Điều quan trọng nhất cần lưu ý để việc thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống đạt kết quả như mong muốn là gì? Vì sao em cho là như vậy? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 134)
Lời giải chi tiết:
Điều quan trọng nhất là kiến thức, sự hiểu biết về vấn đề cần trình bày, thảo luận vì nếu không có kiến thức đúng, đủ thì mọi khâu khác của trình bày, thảo luận sẽ không còn tính thuyết phục, khó có thể tiến hành.