[SOẠN BÀI] PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (KẾT NỐI TRI THỨC)

I. ĐỌC

a. Chọn phương án đúng

Câu 1: Đề tài chính được tác giả khai thái trong văn bản là gì? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 133) 

A. Thiên nhiên vùng rừng tràm Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp. 

B. Thiên nhiên và cuộc sống con người vùng rừng tràm Nam Bộ.

C. Nạn cháy rừng và những nguy cơ về môi trường vùng rừng tràm Nam Bộ.

D. Cuộc sống nơi rừng tràm Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lời giải chi tiết: 

Đáp án đúng: D

Câu 2: Giữa người kể chuyện và các sự việc trong câu chuyện có mối quan hệ như thế nào?  (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 133) 

A. Người kể chuyện là người chứng kiến các sự việc đã xảy ra.

B. Người kể chuyện là một nhân vật trong tác phẩm.

C. Người kể chuyện vừa chứng kiến vừa trực tiếp tham gia vào sự việc.

D. Người kể chuyện được nghe kể lại từ lời một nhân vật khác.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng: C

b. Trả lời câu hỏi

Câu 1: Nêu những chi tiết tiêu biểu giúp em nhận biết thời gian, không gian của các sự việc xảy ra trong câu chuyện? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 133) 

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết tiêu biểu giúp em nhận biết được thời gian và không gian của các sự kiện trong truyện đó là: 

  • Chỉ chừng một giờ sau tía nuôi tôi đã dắt tôi ra đúng chỗ cây tràm chúng tôi ngồi nghỉ ăn cơm chiều bữa trước.
  • Trong vắng lặng mệt mỏi của rừng đã xế chiều.
  • Tiếng màn khói đen cuồn cuộn.
  • Lửa chớp chớp.

Câu 2: Tóm tắt nội dung câu chuyện (khoảng 7-10 câu) (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 133) 

Lời giải chi tiết:

Vào những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ. Tôi bỗng nghe thấy tiếng động cơ gào rú rung trời. Ba chiếc tàu bay của giặc Pháp đã bay vút qua bên trên khu rừng chúng tôi đang đứng, lửa và súng đạn liên thanh, bom nổ chuyển động cả vùng rừng. Tía nuôi của tôi kêu “giặc đốt rừng rồi" sau đó kêu tôi chạy nhưng tôi vẫn ngoái đầu lại nhìn và thấy một loạt những con thú trong rừng cũng đang tranh nhau chạy. 

Câu 3: Các sự việc trong câu chuyện được kể theo trình tự nào? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 133) 

Lời giải chi tiết:

Các sự việc trong truyện được kể theo trình tự thời gian.

Câu 4: Tìm những chi tiết tiêu biểu thể hiện tính cách của nhân vật người cha - tía nuôi của cậu bé An. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 133) 

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết tiêu biểu thể hiện tính cách của nhân vật người cha đó là:

  • Tía An nói và đẩy cậu nằm xuống khi ông nghe thấy bom nổ.
  • Tía An quát An chạy để thoát thân đã, chứ không tiếc hai thùng mật.

→ Tía nuôi của An là một người cha luôn yêu thương và lo lắng cho con.

II. VIẾT

Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 10-15 câu) phân tích đặc điểm nhân vật người cha - tía nuôi của cậu bé An. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 133) 

Lời giải chi tiết:

Tía nuôi của An rất yêu thương và lo lắng cho cậu. Tía dắt An ra rừng để cùng nhau lấy mật hoa rừng, sau khi lấy mật An tựa lưng vào cây nghỉ ngơi thì bất chợt nghe thấy “tiếng động cơ” gào rú tung trời. Tía thấy nguy hiểm ập đến vừa kêu lên vừa đẩy An nằm xuống đất để tránh bom nổ. Ông hét lên kinh hoàng: “Giặc đốt rừng, con ơi!” sau đó lập tức lôi An nhổm dậy chạy. An tiếc hai thùng mật không biết làm thế nào để khiêng đi nhưng tía nói phải chạy thoát thân đã. Tía lôi An chạy ngược hướng gió, vừa lôi vừa quát An chạy nhanh. Thông qua những lời nói và hành động ấy ta có thể thấy ông là người cha nuôi rất yêu thương và luôn lo lắng cho An. Ta hoàn toàn có thể thấy ông rất mạnh mẽ, cảm đảm. Điều quan trọng nhất là ông thương An như cọn ruột của mình. 

III. NÓI VÀ NGHE

Câu hỏi: Trình bày tóm tắt một văn bản truyện em tự tìm đọc có nội dung gần gũi với văn bản đã học. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 133) 

Lời giải chi tiết:

Rừng Xà Nu kể về làng Xô Man, một làng nằm giữa những cánh rừng Xà nu bạt ngàn ở Tây Nguyên. Ngôi làng đang ngày đêm gánh chịu mưa bom và bão đạn. Tại đây có chàng Tnú - người dân tộc Strá tham gia cách mạng. Giặc biết được nên đã bắt vợ con anh đánh đập, hành hạ dã man để dụ anh ra. Chứng kiến cảnh vợ con bị đánh đập, hành hạ anh không chịu được nên đã xông ra  giữa vòng vây địch để vợ con. Nhưng éo le thay anh không cứu được mà con bị bắt đốt trụi mười đầu ngón tay. Tnú được dân làng cứu thoát và đã tìm đến quân giải phóng, tham gia chiến đấu chống lại bọn giặc. Ba năm sau Tnú trở lại làng Xô Man thăm làng và mọi người. Cả đêm hôm đó mọi người trong làng vây quanh cụ Mết nghe cụ kể lại những chiến công của Tnú cùng câu chuyện anh bị địch bắt bị tra tấn nhưng vẫn kiên quyết không khai báo, chuyện anh bị đốt 10 đầu ngón tay, chuyện anh cùng làng Man nhất tề thắng bọn giặc để giúp dân làng nâng cao tinh thần truyền thống anh hùng bất khuất. Sáng hôm sau Tnú được cụ Mết, bé Heng, Dít tiễn lên đường để tiếp tục đánh đuổi giặc, họ đã chia tay nhau ở đồi Xà nu.