[SOẠN BÀI] PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 - KẾT NỐI TRI THỨC

I. ĐỌC

CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG

Câu 1: Yếu tố nào không có tác dụng giúp em nhận biết đoạn trích trên đây mang những đặc điểm của thể loại truyện lịch sử? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 128)

A. Sự kiện được kể lại

B. Ngôi kể trong đoạn trích

C. Nhân vật trong câu chuyện

D. Ngôn ngữ nhân vật

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng: B. Ngôi kể trong đoạn trích

Câu 2: Đoạn trích kể lại câu chuyện xảy ra vào thời nào ở nước ta? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 128)

A. Thời nhà Lý

B. Thời nhà Trần

C. Thời nhà Lê

D. Thời nhà Nguyễn

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng: B. Thời nhà Trần

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng với nhân vật đô Trâu? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 128)

A. Một kẻ nguy hiểm trong tay Trần Ích Tắc.

B. Một đô vật có tinh thần thượng võ.

C. Một đô vật quen giật giải nhất trong các hội vật.

D. Một kẻ kiêu ngạo đã phải nếm mùi thất bại.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng: B. Một đô vật có tinh thần thượng võ.

Câu 4: Câu “Bây giờ Yết Kiêu đứng kia, ngay bên cạnh ông.” cho biết cuộc đấu vật diễn ra vào lúc nào? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 129)

A. Cuộc đấu vật đang diễn ra.

B. Cuộc đấu vật vừa mới kết thúc.

C. Cuộc đấu vật từng diễn ra trước đây.

D. Cuộc đấu vật chưa diễn ra.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng: C. Cuộc đấu vật từng diễn ra trước đây.

Câu 5: Trong câu “Đô Trâu đã bị quật ngã tênh hênh trên mặt đất.”, từ tênh hênh được dùng với sắc thái gì? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 129)

A. Cảm phục

B. Ngợi ca

C. Giễu cợt

D. Thông cảm

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng: C. Giễu cợt

Câu 6: Câu nào sau đây khái quát đúng nội dung của đoạn trích? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 129)


A. Đoạn trích tái hiện một lễ hội văn hoá truyền thống ở làng xã của nước ta ngày trước.

B. Đoạn trích miêu tả một trận đấu vật đầy kịch tính, qua đó cho thấy rõ bản chất của các nhân vật.

C. Đoạn trích đề cao tinh thần thượng võ trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.

D. Đoạn trích làm nổi bật khả năng của Trần Quốc Tuấn trong việc thu phục người tài

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng: B. Đoạn trích miêu tả một trận đấu vật đầy kịch tính, qua đó cho thấy rõ bản chất của các nhân vật.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Hãy ghi tuần tự các sự việc được kể trong đoạn trích. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 129)

Lời giải chi tiết:

Tuần tự các sự việc được kể trong đoạn trích là: 

  • Một bô lão vào bẩm báo với Trần Quốc Tuấn và Trần Ích Tắc về một người trẻ tuổi đến xin đấu vật với đô Trâu để tranh giải nhất. Trần Quốc Tuấn nói cho cậu ta tranh giải nào đó cũng được.
  •  Bô lão vào bẩm báo tiếp việc người trẻ tuổi kia nằng nặc xin tranh giải nhất (chỉ muốn đấu với đô Trâu).
  • Trần Quốc Tuấn bảo cho cậu ta đấu và cũng ra xem với Trần Ích Tắc.
  • Sau nhiều keo gay cấn, đô Trâu vẫn không hạ được cậu bé mà ngược lại bị quật ngã bằng một miếng đánh bất ngờ. Người trẻ tuổi ấy chính là Yếu Kiêu.

Câu 2: Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Qua lời kể, em nhận thấy người kể chuyện không có thiện cảm với những nhân vật nào? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 129)

Lời giải chi tiết:

- Câu chuyện được kể bằng ngôi thứ ba - người kể chuyện ẩn danh. 

- Qua lời kể em thấy người kể chuyện không có thiện cảm với Trần Ích Tắc và đô Trâu.

Câu 3: Những cặp nhân vật nào trong đoạn trích có sự đối lập nhau? Sự đối lập đó có tác dụng làm nổi bật điều gì? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 129)

Lời giải chi tiết:

- Những cặp nhân vật đối lập nhau: Trần Quốc Tuấn - Trần Ích Tắc, Yết Kiêu - Đô Trâu.

Tác dụng:

  • Trần Quốc Tuấn - Trần Ích Tắc: nổi bật sự bao dung và nhân ái của Trần Quốc Tuấn và sự hẹp hòi, thâm độc của Trần Ích Tắc. 
  • Yết Kiêu - Đô Trâu: làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm, nhanh nhẹn, sự cao tay của Yết Kiêu và tính hợm hĩnh, độc ác, nôn nóng của đô Trâu.

Câu 4: Trong đoạn trích, tác giả nhiều lần dùng cụm từ thằng bé để chỉ Yết Kiêu – một chàng trai trạc mười bảy tuổi. Theo em, cụm từ thằng bé được sử dụng ở đây có sắc thái nghĩa như thế nào? Thử tìm từ ngữ khác thay thế và rút ra nhận xét. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 129)

Lời giải chi tiết:

- Cụm từ mang sắc thái thân mật, gần gũi, gợi nét ương ngạnh đáng yêu.

- Từ ngữ khác thay thế có thể dùng: cậu bé. 

→ Nếu thay thế như vậy sẽ không có được những sắc thái nghĩa như vừa nêu. 

Câu 5: Theo em, chi tiết Trần Quốc Tuấn thu nhận Yết Kiêu vào đội quân gia nô của mình nói lên điều gì? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 129)

Lời giải chi tiết:

Chi tiết ấy cho thấy Trần Quốc Tuấn không chỉ biết nhìn người mà còn thực sự trọng dụng những người có tài đẻ chuẩn bị cho những việc lớn.

II. VIẾT

Đề bài: Thực hiện việc tìm ý, lập dàn ý và viết phần Mở bài cho đề tài: Một chuyến tham quan thú vị. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 129)

Lời giải chi tiết:

- Mở bài: Giới thiệu lý do và nơi sẽ đến thăm quan.  

- Thân bài: 

  • Giới thiệu cảnh dọc đường đi (phong cảnh và những nét nổi bật).
  • Tâm trạng của em và mọi người.
  • Kể về những hoạt động nổi bật, thú vị (theo trình tự thời gian)
  • Kết thúc chuyến đi tâm trạng như thế nào? 
  • Cảnh vật, tâm trạng và hoạt động trên đường về.

- Kết bài: Suy nghĩ về chuyến đi. 

Mở bài: Năm học vừa qua em đã xuất sắc đạt danh hiệu Học sinh giỏi nên được bố mẹ thưởng cho một chuyến đi chơi xa. Em rất phấn khởi, hứng thú với chuyến đi vì Đà Nẵng là nơi em chưa được đến nhưng đã nghe được rất nhiều điều.  

III. NÓI VÀ NGHE

Đề bài: Thực hiện việc chuẩn bị cho bài nói với đề tài: Kiêu căng và hiếu thắng – những thói xấu cần tránh. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 129)

Lời giải chi tiết:

Chúng ta đều có những khuyết điểm mà bản thân cần khắc phục nếu muốn ngày càng thành công và hoàn thiện hơn. Một trong những thói xấu mà ta cần loại bỏ đó là tính kiêu căng, tự mãn. Kiêu căng là nghĩ mình hơn người khác, coi thường những người không bằng mình ở một khía cạnh nào đó còn tự mãn là tự cho bản thân là nhất không có ai sánh bằng. Kiêu căng và tự mãn là những tính cách xấu, chúng thường đi kèm với nhau khiến con người ta tưởng mình là nhất và tỏ ra coi thường những người xung quanh, không coi ai ra gì. Những người có tính cách ấy luôn cho rằng bản thân hơn người, khi làm việc gì đó họ luôn muốn được người khác tán dương, khen ngợi và coi thường, khinh bỉ những người không làm được việc mình làm, không có được thứ mình có. Người kiêu căng tự mãn thường là những người nhỏ nhen, hẹp hòi và chỉ biết đến bản thân mình hay thậm chí là huênh hoang, cao ngạo. Những người này sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm lâu dần sẽ trở nên cô lập không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mỗi người. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều tấm gương sáng, sống với lòng khiêm tốn, biết mình biết ta và chan hoà với mọi người. Mỗi người đều là chủ nhân tương lai của đất nước, vì vậy mỗi cá nhân cần có trách nhiệm làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, thịnh vượng. Hãy gạt bỏ cái tôi và lòng kiêu căng tự mãn để có được những điều tốt đẹp nhất giúp người và giúp đời.