[SOẠN BÀI] THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM

I. CHUẨN BỊ 

Yêu cầu: Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 84)

- Khi đọc văn bản nghị luận văn học, các em cần chú ý:

  • Văn bản viết về vấn đề gì? Nhan đề văn bản thể hiện vấn đề ấy như thế nào?
  • Mục đích của văn bản là gì?
  • Các ý kiến, lí lẽ bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào?

- Đọc trước văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” tìm hiểu thêm những bài viết về tác phẩm Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi).

- Liên hệ với những hiểu biết của em sau khi học văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam (ở Bài 1) để hiểu thêm văn bản nghị luận này

Lời giải chi tiết:

- Khi đọc văn bản nghị luận cần chú ý:

  • Văn bản viết về thiên nhiên và con người trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. Nhan đề đã thể hiện rõ ràng và đầy đủ vấn đề ấy. 
  • Mục đích của văn bản là hướng người đọc có cái nhìn cụ thể và chính xác nhất về thiên nhiên cũng như con người Nam Bộ.
  • Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản xác thực cụ thể nhằm thể hiện nội dung của văn bản.

- Nhà văn Bùi Hồng:

  • Bùi Văn Hồng (5/12/1931) quê tại Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ông có huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và là thành viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1984.
  • Bùi Hồng tham gia công tác Đoàn từ tháng 8/1945, công tác tuyên huấn, tổ chức Đảng ở quê từ 1948. Ông bắt đầu viết và in các truyện ký, phê bình sách từ năm 1951. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn, từ năm 1962 đến 1992 ông làm biên tập rồi Trưởng ban và Tổng biên tập của NXB Kim Đồng.
  • Những tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968); Cá rô ron không vâng lời mẹ (truyện đồng thoại, 1969); Hoa trái đầu mùa (phê bình tiểu luận, 1987). Mười năm ghi nhận (phê bình tiểu luận,1997); Cô gái bướng bỉnh (truyện ký, 2001); Hương cây – mối tình đầu của tôi (truyện ngắn – 2002); Từ mục đồng đến Kim Đồng (tức Mười năm ghi nhận, có bổ sung, 2002); Mai đây đi hết con đường… (chân dung và hồi ức, 2007)
  • Bùi Hồng được trao tặng thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam cho tập Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968).

II. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Phần 1 nêu khái quát đặc điểm gì của truyện Đất rừng phương Nam? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 84)

Lời giải chi tiết:

Phần 1 đã nêu lên được khái quát đặc điểm đa dạng của các nhân vật trong truyện.

Câu 2: Mở đầu phần 2, tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh gì? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 85)

Lời giải chi tiết:

Mở đầu phần 2 tác giả đã cho ta biết thế mạnh của nhà văn Đoàn Giỏi là viết về các loài vật với sự am hiểu sâu sắc không chỉ về loài, về họ, về thói quen sinh thái mà còn phần nhiều là viết về những mẩu chuyện có thật, xen lẫn với những huyền thoại có xuất xứ hẳn hoi về các loài vật đó.

Câu 3: Phân biệt lí lẽ và bằng chứng của người viết. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 85)

Lời giải chi tiết:

Câu 4: Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này lấy từ tác phẩm của ai? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 85)

Lời giải chi tiết:

Những dòng chữ in nghiêng được lấy từ tác phẩm Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi. 

Câu 5: Câu mở đầu phần 3 cho biết nội dung chính của phần này là gì? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 85)

Lời giải chi tiết:

Câu mở đầu phần 3 đã cho ta biết nội dung chính của phần này là về những con người Nam Bộ.

Câu 6: Những nhân vật nào được nhắc tới trong phần 3 này? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 85)

Lời giải chi tiết:

Những nhân vật được nhắc đến trong phần 3 gồm: dì Tư béo, lão Ba Ngù, ông Hai bán rắn, chú Võ Tòng, vợ Tư Mắm.

Câu 7: Chú ý các lý lẽ của tác giả giải thích về tính cách con người Nam Bộ. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 86)

Lời giải chi tiết:

Lí lẽ của tác giả: Những màu sắc lộng lẫy, cuồn cuộn, tràn trề sức sống là những con người Nam Bộ với những nét sắc sảo và lạ lùng.

Câu 8: Câu nào nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 87)

Lời giải chi tiết:

Câu nói nêu lên đánh giá chung về truyện là: Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang.

III. CÂU HỎI CUỐI BÀI 

Câu 1: Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” bàn luận về vấn đề gì? Nhan đề của văn bản có liên quan như thế nào với vấn đề ấy? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 87)

Lời giải chi tiết:

- Văn bản bàn luận về vấn đề con người và thiên nhiên trong truyện Đất rừng phương Nam.

- Nhan đề của văn bản đã nêu lên rất rõ ràng và cụ thể vấn đề ấy.

Câu 2: Hãy dẫn ra một số ví dụ về lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết; tham khảo mẫu sau: (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 87)

Lời giải chi tiết:

Câu 3: Trong phần 3, tác giả đã so sánh hai nhân vật: Ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng . Dựa vào bài viết, em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật này. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 87)

Lời giải chi tiết:

⇒ Cả hai nhân vật đều là đại diện cho con người Nam Bộ, mạnh mẽ, gan dạ, phóng khoáng sống hoà bình với thiên nhiên và sông nước.

Câu 4: Theo em, mục đích chính của văn bản nghị luận trên là gì? Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ mục đích ấy như thế nào? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 87)

Lời giải chi tiết:

- Mục đích của văn bản là muốn người đọc hiểu về thiên nhiên cũng như con người trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. 

- Để là rõ được điều ấy tác giả đã đưa ra các lí lẽ cùng dẫn chứng logic và rõ ràng.

Câu 5: Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở bài 1? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 87)

Lời giải chi tiết:

Văn bản đã giúp em hiểu thêm được tính cách cũng như phẩm chất của nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng đồng thời hiểu được phẩm chất con người Nam Bộ chất phác, gan dạ và phóng khoáng.

Câu 6: Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 87)

Lời giải chi tiết:

- Thông qua văn bản em hiểu rằng văn học có vai trò vô cùng to lớn đối với những cuốn tiểu thuyết về từng vùng miền khác nhau vì nó sẽ giúp ta hiểu thêm về thiên nhiên cũng như tính cách của những con người ở mảnh đất ấy. 

- Văn học là một môn khoa học đặc biệt vì nó không đưa ra số liệu cụ thể mà nó sẽ để con người tự cảm nhận thông qua những dòng chữ cũng như những câu văn.