Câu 1: Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong cách trường hợp sau đây (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 86)
a. – Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạu qua đây không?
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
(Truyện cười dân gian Việt Nam, Khoe của)
b. – Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?
(Truyện cười dân gian, Con rắn vuông)
Lời giải chi tiết:
Câu 2: Đọc lại truyện Vắt cổ chày ra nước và thực hiện các yêu cầu sau (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 86)
a. Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu nói: “Thế thì tao cho mượn cái này!” của người chủ nhà. Nghĩa hàm ẩn này được thể hiện trong câu nói nào sau đó?
b. Người đầy tớ thực sự muốn nói gì qua câu: “Hay là ông cho tôi mượn cái chày giã cua vậy!”?
c. Sau khi đọc xong truyện cười này, em hiểu thế nào về thành ngữ Vắt cổ chày ra nước? Đặt câu có sử dụng thành ngữ này.
Lời giải chi tiết:
a. Nghĩa hàm ẩn trong câu đó là: thể hiện tính bủn xỉn, keo kiệt, không muốn cho người đầy tớ tiền uống nước.
→ Nghĩa hàm ẩn được thể hiện trong câu nói sau đó là “Vận vào người khi khát vặn ra mà uống”.
b. Qua câu nói “Hay là ông cho tôi mượn cái chày giã cua vậy!” người đầy tớ thực sự muốn đả kích, châm biếm sự keo kiệt và chỉ biết giữ cho riêng mình của chủ nhà.
c. Câu thành ngữ “Vắt cổ chày ra nước” mang ý nghĩa châm biếm, mỉa mai những kẻ sống bủn xỉn, keo kiệt một cách quá đáng. Sự keo kiệt, bủn xỉn ấy được tả qua hành động “vắt cổ chày”.
- Đặt câu: Phú ông keo kiệt đến mức “vắt cổ chày ra nước”.
Câu 3: Đọc truyện cười Văn hay trong mục Đọc mở rộng theo thể loại và thực hiện các yêu cầu sau. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 87)
a. Câu nói của người vợ: “Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?” có nghĩa hàm ẩn gì?
b. Thầy đồ có hiểu đúng câu nói của vợ mình hay không? Dựa vào đâu mà em biết điều đó.
c. Theo em, nghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra và nghĩa hàm ẩn do người nghe/ người đọc suy ra có phải lúc nào cũng trùng nhau không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
a. Câu nói có nghĩa hầm ẩn là: ông chồng ngỡ rằng mình viết đẹp, văn hay nhưng sự thật lại không phải vậy nên đã bị người vợ khéo léo châm biếm.
b. Thầy đồ không hiểu đúng nghĩa câu nói của vợ vì ông tưởng vợ khen mình văn hay, chữ tốt. Nếu dùng giấy nhỏ thì không đủ chép mà phải sử dụng giấy to nhưng sự thật là người vợ đang châm biếm người chồng.
c. Theo em thì không phải lúc nào nó cũng trùng nhau vì bạn đọc có suy nghĩ rất phong phú mà nhiều khi tác giả chưa nói được hết các nghĩa hàm ẩn.
Câu 4: Sưu tầm ít nhất một truyện cười có nghĩa hàm ẩn và phân tích nghĩa hàm ẩn có trong (các) truyện cười đó. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 87)
Lời giải chi tiết:
Truyện sưu tầm:
Vào một ngày đi dạo, anh tình cờ gặp được một ông lão lạ, ông ấy đưa cho anh một nhánh cỏ và nói rằng đó là nhánh cỏ thần kỳ giúp ẩn thân, chỉ cần cầm nó trên tay thì đi đâu - làm gì đều không bị người khác nhìn thấy.
Anh ngây thơ tin thật nên liền nghênh ngang cầm nhánh cỏ kia đi ra đường lớn lấy tiền trong túi người đi đường. Người bị mất tiền định vung tay đánh anh ta một trận thì anh ta vẫn ngây thơ tự tin đáp “Có giỏi thì đánh đi, dù sao anh cũng không nhìn thấy tôi”.
→ Nghĩa hàm ẩn: Những việc xấu mang mục đích tư lợi cá nhân thường khó tránh khỏi sơ xuất, lừa mình dối người vốn là một việc làm dại dột nhất.
Câu 5: Các từ ngữ in đậm dưới đây được sử dụng ở vùng miền nào? Chúng có tác dụng gì trong việc biểu đạt giá trị của tác phẩm? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 87)
a. Qủa tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!
(Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)
b. Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!
(Tố Hữu, Nhớ đồng)
c. Thò tay mà bứt cọng ngò
thương em đứt ruột giả đò ngó lơ
(Ca dao)
Lời giải chi tiết:
a. Từ in đậm có nghĩa là “thấy, trông thấy" nó thường được dùng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
→ Tác dụng: Diễn tả hành động, mang màu sắc địa phương và làm cho vốn từ trở nên phong phú.
b. Từ in đậm có nghĩa là “thật thà" nó thường được dùng ở khu vực miền Trung.
→ Tác dụng: Mang màu sắc vùng miền và tạo nên sắc thái dí dỏm.
c. Từ in đậm có nghĩa là “giả vờ” nó thường được dùng ở phía Nam.
→ Tác dụng: Giúp các nhân vật dễ dàng giao tiếp, bộc lộ sắc thái cảm xúc.
Câu 6: Viết một đoạn hội thoại (khoảng ba đến bốn câu) trong đó có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương nơi em sống. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 87)
Lời giải chi tiết:
Hai cô bạn thân ngồi tán ngẫu với nhau, A lên tiếng nói:
A: Tao thấy cái B cũng thiệt thà, tử tế lắm.
Cô bạn C liền đáp lại ngay:
C: Ui!! Lộ bản chất ra rồi, đúng là cháy nhà mới ra mặt chuột.
Chú thích:
- Từ địa phương: Thiệt thà
- Câu mang nghĩa hàm ẩn đó là: Cháy nhà mới ra mặt chuột.