[SOẠN BÀI] THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT BÀI 7 (KẾT NỐI TRI THỨC)

NGHĨA CỦA MỘT SỐ TỪ, THÀNH NGỮ HÁN VIỆT

Câu 1: Chỉ ra một số yếu tố Hán Việt được sử dụng trong văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 84)

a. Giải nghĩa mỗi yếu tố.

b. Tìm một số từ Hán Việt có sử dụng những yếu tố đó (mỗi yếu tố tìm ít nhất hai từ).

Lời giải chi tiết:

a. Một số yếu tố Hán Việt: 

  • Sĩ tử: cách gọi những học trò xưa. 
  • Quan trường: trường thi. 
  • Quan sứ: vị quan người nước ngoài. 
  • Nhân tài: người có tài năng, đạo đức, có một sở trường nào đó. Những người này có tài năng, năng lực  vượt trội ở lĩnh vực nào đó như kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học và có đóng góp cho xã hội. 

b. Yếu tố “nhân” có 2 cách hiểu như sau: 

  • Cách 1: con người. 
  • Cách 2: tình người.

⇒ Các từ Hán Việt có sử dụng yếu tố nhân là: Nhân cách, nhân hậu, nhân loại, nhân viên,...

Câu 2: Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và tìm từ có yếu tố Hán Việt tương ứng. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 84)

Lời giải chi tiết:

Câu 3: Xếp các từ ngữ sau thành từng nhóm có yếu tố Hán Việt cùng nghĩa và giải nghĩa yếu tố Hán Việt đó. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 84)

a. nam: kim chỉ nam, nam quyền, nam phong, phương nam, nam sinh, nam tính

b. thủy: thủy tổ, thủy triều, thủy lực, hồng thủy, khởi thủy, nguyên thủy

c. giai: giai cấp, giai điệu, giai nhân, giai phẩm, giai thoại, giai đoạn, bách niên giai lão.

Lời giải chi tiết:

a.

b.

c.

Câu 4: Giải nghĩa các thành ngữ có yếu tố Hán Việt sau và đặt một câu với mỗi thành ngữ. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 84)

a. vô tiền khoáng hậu

b. dĩ hòa vi quý

c. đồng sàng dị mộng

d. chúng khẩu đồng từ

e. độc nhất vô nhị

Lời giải chi tiết:

a. Điều chưa từng xảy ra trong quá khứ và nó cũng rất khó để xảy ra trong tương lai → Bình Ngô Đại Cáo là áng văn vô tiền khoáng hậu. 

b. Khuyên con người ta nên giao tiếp hòa thuận, hòa nhã khi tiếp xúc với nhau. Việc hòa hợp và nhường nhịn lẫn nhau sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa hai người → Chị em chung sống nên lấy dĩ hòa vi quý làm đầu.

c. Nghĩa đen là cùng nằm một giường mà mơ khác nhau còn nghĩa bóng là tuy sống gần nhau nhưng không chung chí hướng → Vợ chồng nhà khi đồng sàng dị mộng.

d. Nhiều người cùng nói một ý giống nhau → Nếu chúng ta “chúng khẩu đồng từ” chúng ta sẽ thuyết phục được tất cả mọi người.

e. Thứ độc đáo, có một không hai → Chiếc đồng hồ này là độc nhất vô nhị.